- Các nhân tố sinh thái
- Câu 1 : Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của nhịp sinh học ?
A Hoa quỳnh nở về đêm.
B Lá cây nắp ấm đậy lại khi côn trùng đậu vào.
C Động vật di cư khi cháy rừng .
D Lá của cây trinh nữ cụp lại khi có sự va chạm.
- Câu 2 : Loài sống trong môi trường nào sau đây là loài hẹp nhiệt nhất ?
A Vùng cửa sông
B Trên lớp nước mặt vùng biển xa bờ
C Dưới biển sâu 4000m
D Vùng biển gần bờ
- Câu 3 : Sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở các động vật biến nhiệt chủ yếu dựa vào
A cơ chế điều hoà đặc biệt của cơ thể.
B các hoạt động tập tính.
C nguồn nhiệt của chính bản thân sinh vật.
D khả năng tích nhiệt và sản nhiệt của cơ thể.
- Câu 4 : Nhân tố gây nên nhịp sinh học ngày đêm là do
A thay đổi ánh sáng và nhiệt độ nhịp nhàng giữa ngày và đêm.
B sự phân bố thời gian hoạt động hợp lí của các loài sống trong cùng khu vực.
C sự thay đổi các nhân tố sinh thái giữa ngày và đêm.
D cấu tạo cơ thể thích nghi với ngày và đêm.
- Câu 5 : Những loài cá ưa ôxi thường sống ở
A hồ, ao.
B nước trong hang động.
C sông, suối.
D nơi biển sâu.
- Câu 6 : Vùng quang phổ có vai trò quan trọng đối với quang hợp của cây xanh là
A tia tử ngoại
B tia nhìn thấy.
C tia hồng ngoại.
D tất cả các loại tia sáng.
- Câu 7 : Hiện tượng nào sau đây được gọi là nhịp sinh học ?
A Một số đặc điểm sống được biểu thị theo thời gian nhất định trong ngày.
B Khả năng dự báo thời tiết của một số loài động vật.
C Khả năng ứng động của các loài thực vật.
D Khả năng hướng động của các loài thực vật.
- Câu 8 : Tia sáng có vai trò tạo nhiệt sưởi ấm cho cơ thể là
A tia đỏ
B tia nhìn thấy.
C tia hồng ngoại.
D tia tử ngoại.
- Câu 9 : Loài chuột cát ở Đài Nguyên sẽ chết khi nhiệt độ môi trường lạnh dưới – 500C. Giá trị nhiệt độ này gọi là
A nhiệt độ giới hạn dưới
B nhiệt độ chịu đựng
C nhiệt độ giới hạn trên
D nhiệt độ gây chết
- Câu 10 : Lượng nhiệt cần thiết cho một chu kì phát triển của động vật biến nhiệt được gọi là
A tổng nhiệt hữu hiệu.
B ngưỡng nhiệt phát triển.
C giới hạn chịu nhiệt.
D lượng nhiệt tối thiểu.
- Câu 11 : Hoạt động nào sau đây không bị ảnh hưởng bởi nhịp sinh học ?
A Phượng ra hoa vào mùa hè
B Ban ngày chuột ngủ trong hang, ban đêm ra ngoài hoạt động
C Gà Lơgo đẻ trứng suốt năm
D Lá cây đậu rủ xuống ban đêm, hướng lên vào ban ngày
- Câu 12 : Ở ruồi dấm, thời gian phát triển từ trứng đến ruồi trưởng thành ở nhiệt độ 250C là 10 ngày đêm, ở nhiệt độ 180C là 17 ngày đêm. Ngưỡng nhiệt phát triển của ruồi dấm là
A 80C
B 170C
C 250C
D 100C
- Câu 13 : Điều nào sau đây là đúng với động vật biến nhiệt ?
A Nhiệt độ càng cao, thời gian của một chu kỳ sống càng dài
B Nhiêt độ càng thấp, thời gian của một chu kỳ sống càng ngắn.
C Cùng 1 loài, trong cùng một thời gian, số thế hệ ở vùng ôn đới ít hơn ở vùng nhiệt đới.
D Cùng 1 loài, trong cùng một thời gian, số thế hệ ở vùng ôn đới nhiều hơn ở vùng nhiệt đới.
- Câu 14 : Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học ?
A Cây ôn đới rụng lá vào mùa đông.
B Dơi ngủ ban ngày, hoạt động vào ban đêm.
C Lá một số cây họ đậu xếp lại khi mặt trời lặn.
D Cây trinh nữ xếp lá lại khi có sự va chạm.
- Câu 15 : Theo các qui luật sinh thái cơ bản, điều nào sau đây là không đúng ?
A Môi trường và sinh vật có tác động qua lại.
B Các nhân tố sinh thái có tác động tổng hợp lên cơ thể sinh vật.
C Mỗi loài có một giới hạn sinh thái đặc trưng về một nhân tố sinh thái.
D Các nhân tố sinh thái có tác động như nhau lên một chức phận sống của cơ thể.
- Câu 16 : Cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ tương ứng: +20C, +280C, +440C.
A Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn chịu đựng dưới cao hơn.
C Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu đựng dưới thấp hơn.
D Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có nhiệt độ cực thuận cao hơn.
- Câu 17 : Có các giá trị nhiệt độ của
A cá chép
B cá rô phi
C cá lóc
D cá hồi
- Câu 18 : Tổng nhiệt hữu hiệu là lượng nhiệt cần thiết cho
A một chu kỳ hay một giai đoạn phát triển của sinh vật biến nhiệt.
B hoạt động tìm mồi của động vật biến nhiệt.
C thời gian ngủ đông của động vật.
D sự chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường sống.
- Câu 19 : Những nhân tố sinh thái chi phối mạnh đến sự phân bố các loài là
A nhiệt độ, thức ăn và ánh sáng.
B nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm.
C nước, thức ăn và nhiệt độ
D nước, thức ăn và ánh sáng.
- Câu 20 : Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với quang hợp nhưng không ảnh hưởng đến sự hô hấp của cây xanh. Đây là hiện tượng biểu hiện của quy luật
A tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái.
B tác động qua lại giữa môi trường với sinh vật
C giới hạn sinh thái.
D tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
- Câu 21 : Những loài thực vật sống gần bờ nước, ven suối là những loài
A ưa ẩm vừa
B trốn hạn
C thủy sinh
D ưa ẩm
- Câu 22 : Những đặc điểm nào sau đây thuộc nhóm cây của tầng vượt tán trong rừng mưa nhiệt đới ?
A Tán rộng, phiến lá mỏng, màu xanh đậm.
B Tán nhỏ, phiến lá dày, màu xanh nhạt.
C Tán rộng, phiến lá dày, màu xanh nhạt.
D Tán nhỏ, phiến lá mỏng, màu xanh nhạt.
- Câu 23 : Hiện tượng ngủ đông của một số động vật hằng nhiệt như gấu, chồn là do tác động chủ yếu của nhân tố sinh thái
A kẻ thù.
B ánh sáng.
C thiếu thức ăn.
D nhiệt độ.
- Câu 24 : Một số cây lá rộng ở rừng Tây Nguyên thường rụng lá vào mùa khô do
A nhiệt độ giảm vào ban đêm
B lượng mưa lớn
C gió nhiều và mạnh
D lượng mưa rất ít
- Câu 25 : Những loài phong lan khi di nhập về vùng ôn đới, vào mùa hè nên treo chúng ở đâu là thích hợp nhất ?
A Dưới tán cây
B Trong phòng làm việc
C Dưới hiên nhà
D Trực tiếp ngoài trời
- Câu 26 : Hiện tượng ngủ đông của các loài động vật biến nhiệt là do tác động chủ yếu của nhân tố sinh thái
A thiếu thức ăn.
B kẻ thù.
C ánh sáng.
D nhiệt độ.
- Câu 27 : Những sinh vật ưa hoạt động ban ngày là
A ong, bướm, cú, trâu bò, ngựa.
B dơi, thằn lằn, chó, bồ câu.
C ong, thằn lằn, trâu bò, ngựa, chó.
D chó, mèo, chuột, dơi
- Câu 28 : Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây có phiến lá mỏng, màu xanh nhạt, kích thước lục lạp nhỏ thường phân bố ở
A tầng tán rừng và tầng dưới tán rừng.
B tầng tán rừng và tầng vượt tán.
C tầng dưới tán rừng và tầng thảm xanh.
D tầng vượt tán và tầng dưới tán rừng.
- Câu 29 : Đối với các động vật hằng nhiệt thuộc một loài hay những loài cùng họ hàng thì
A ở phía Bắc có kích thước cơ thể bé hơn ở phía Nam.
B ở phía Bắc và phía Nam có kích thước bằng nhau.
C ở phía Bắc có các phần thò ra (tai, đuôi..) lớn hơn ở phía Nam.
D ở phía Bắc có kích thước cơ thể lớn hơn ở phía Nam.
- Câu 30 : Những động vật biến nhiệt sống ở vùng nhiệt đới và xích đạo có đặc điểm
A kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng càng xa xích đạo.
B tuổi thọ thấp hơn so với những loài tương tự sống ở vùng càng xa xích đạo.
C tuổi thọ cao hơn so với những loài tương tự sống ở vùng càng xa xích đạo.
D kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng càng xa xích đạo
- Câu 31 : Ruồi, muỗi phát triển ít vào mùa đông là do
A ánh sáng yếu.
B nhiệt độ thấp.
C thức ăn thiếu.
D dịch bệnh nhiều.
- Câu 32 : Những loài thực vật sống ở vùng bờ biển không phải là dạng
A cây chịu mặn và chịu hạn
B cây bụi, thân thấp
C cây thân trụ, có rễ chống
D cây thân trụ, cao, tán lớn
- Câu 33 : Nhóm sinh vật không thuộc các loài biến nhiệt là
A ngựa, gấu, chim.
B rắn, thằn lằn.
C các loài thực vật.
D tắc kè hoa, cá rô phi.
- Câu 34 : Trong mùa khô ở vùng ôn đới, nhiều cây rụng lá để tránh mất nước. Đó là hiện tượng
A thích nghi về hình thái của sinh vật.
B thích nghi về sinh lý của sinh vật.
C thích nghi về tập tính sinh thái của sinh vật.
D thích nghi cá thể
- Câu 35 : Các loài động vật thuộc nhóm hằng nhiệt là
A thằn lằn, cá sấu, tắc kè hoa.
B bồ câu, gà, trâu, bò.
C cá nước ngọt, ếch, nhái.
D bọ rùa, bướm, ruồi.
- Câu 36 : Động vật biến nhiệt bao gồm các loài
A cá voi, sóc, cầy bay, rùa, rắn, cá sấu, kì đà.
B chuột đồng, chuột chù, nhím, ếch nhái, tôm, cá ngừ.
C chuột túi, thú mỏ vịt, kanguru, sâu bọ, rắn.
D tôm, cá mập, cá ngừ, sâu bọ, ếch nhái, rùa, rắn, kì đà
- Câu 37 : Động vật hằng nhiệt sống ở các vùng lạnh phía Bắc thường có
A tai, đuôi lớn, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống phía Nam.
B thị giác phát triển, thân có hình dạng và màu sắc phù hợp với môi trường.
C tai, đuôi nhỏ, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống phía Nam.
D tuổi thọ thường cao hơn so với động vật tương tự sống ở phía Nam.
- Câu 38 : Cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ tương ứng: +20C, +280C, +440C.Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ tương ứng: +50C, +300C, +420C.Nhận định phù hợp nhất là:
A Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn chịu đựng dưới cao hơn.
C Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu đựng dưới thấp hơn.
D Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có nhiệt độ cực thuận cao hơn.
- Câu 39 : Có các giá trị nhiệt độ của1. Cá chép: 2oC; 44oC; 28oC 2. Cá rô phi: 5,6oC; 42oC; 30oC 3. Cá hồi: 0oC; 30oC; 18oC 4. Cá lóc: 1oC; 46oC; 30oC Loài cá có vùng phân bố rộng nhất là
A cá chép
B cá rô phi
C cá lóc
D cá hồi
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen