30 bài tập Đất nước nhiều đồi núi mức độ khó
- Câu 1 : Mặc dù nước ta có ¾ (ba phần tư) diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng tính chất nhiệt đới vẫn được đảm bảo nguyên nhân là do
A chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc.
B chịu tác động của gió mùa Tây Nam.
C địa hình phân hóa đa dạng.
D địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
- Câu 2 : Điểm không giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:
A được hình thành trên vịnh biển nông.
B đất phù sa
C đều có đê sông
D thấp, tương đối bằng phẳng
- Câu 3 : Để hạn chế xói mòn trên đất dốc tại vùng đồi núi nước ta, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A Chống bạc màu, nhiễm mặn.
B Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
C Làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng.
D Bón phân, cải tạo đất nông nghiệp.
- Câu 4 : Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm khác so với Trường Sơn Nam là
A bất đối xứng hai sườn.
B gồm các khối núi và cao nguyên.
C hướng núi vòng cung.
D thấp và hẹp ngang.
- Câu 5 : Ở đồng bằng sông Hồng, nơi vẫn được bồi tụ phù sa hàng năm là
A khu vực ngoài đê.
B ô trũng ngập nước.
C khu vực trong đê.
D rìa phía tây và tây bắc.
- Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông:
A Cả.
B Thu Bồn.
C Đà Rằng.
D Mã – Chu
- Câu 7 : Vùng núi có hướng núi phức tạp nhất ở nước ta là:
A Trường Sơn Bắc
B Đông Bắc
C Trường Sơn Nam
D Tây Bắc
- Câu 8 : Dãy núi bắt nguồn từ biên giới Việt – Trung và kết thúc ở khuỷu sông Đà là
A Trường Sơn Bắc.
B Hoàng Liên Sơn.
C Pu Đen Đinh.
D Pu Sam Sao
- Câu 9 : Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?
A Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
B Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên.
C Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.
D Bên cạnh núi, còn có đồi.
- Câu 10 : Điểm giống nhau của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là
A địa hình hướng tây bắc - đông nam.
B có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây.
C có nhiều cao nguyên, sơn nguyên.
D đồi núi thấp chiếm ưu thế.
- Câu 11 : Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này là
A Quy định hướng sông là Tây – Đông
B Hệ thống sông ngòi dày đặc
C Chế độ nước phân hóa theo mùa.
D Quy định hướng chảy của sông là Tây Bắc – Đông Nam.
- Câu 12 : Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ cấu trúc địa chất – địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ khá phức tạp?
A Hệ thống núi non trùng điệp, địa hình núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế, đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt
B Gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông, đồng bằng ven biển
C Đồi núi thấp với độ cao trung bình 600m chiếm ưu thế, nhiều địa hình đá vôi, địa hình bờ biển có nhiều vịnh, đảo, quần đảo
D Gồm núi cao, núi trung bình, núi thấp, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi, thung lũng hẹp, nhiều vách núi đứng
- Câu 13 : Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do
A Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.
B Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sôi, cát trôi sông.
C Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
D Biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành.
- Câu 14 : Vùng đất trong đê của Đồng bằng sông Hồng không được bồi tụ phù sa hàng năm do
A địa hình cao, có nhiều núi sót.
B bề mặt đồng bằng bị chia cắt.
C sông ngòi ít phù sa.
D có đê ven sông ngăn lũ.
- Câu 15 : Khó khăn lớn nhất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là hiện tượng
A xâm nhập mặn và bốc phèn.
B cháy rừng.
C thiếu nước ngọt.
D thủy triều tác động mạnh.
- Câu 16 : Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn nhất trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là
A đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.
B đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi cao đạt trên 2000m.
C các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
D đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Câu 17 : Vùng núi Tây Bắc nước ta có địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước, nguyên nhân do
A Có mối quan hệ mật thiết với mảng nền cổ Hoa Nam (Trung Quốc)
B Trong Tân Kiến tạo được nâng lên mạnh nhất bởi vận động tạo núi Anpơ -Himalaya
C Được hình thành sớm nhất, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi phức tạp.
D Vị trí gần kề với vành đai núi lửa Thái Bình Dương
- Câu 18 : Ở Đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do:
A Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
B Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc
C Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
D Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng
- Câu 19 : Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của
A khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
B nội lực và ngoại lực
C nhiều chu kỷ vận động nâng lên và hạ xuống
D xâm thực và bồi tụ.
- Câu 20 : Nhân tố nào sau đây là chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới?
A Vị trí giáp biển, kho nhiệt ẩm khổng lồ điều hòa
B Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang đón nhiều khối khí.
C Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
D Địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu đồi núi thấp.
- Câu 21 : Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi
A cường độ của vận động nâng lên.
B hướng của các mảng nền cổ.
C hình dạng lãnh thổ đất nước.
D vị trí địa lí của nước ta.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)