25 bài tập Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiê...
- Câu 1 : Trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề nào sau đây?
A Các sự cố về môi trường
B Thu hồi khí đồng hành.
C Tác động của thiên tai.
D Liên doanh với nước ngoài.
- Câu 2 : Việc xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở nước ta gây ra vấn đề chủ yếu nào sau đây về tài nguyên và môi trường?
A Hạ thấp mực nước ngầm.
B Thu hẹp diện tích rừng.
C Ô nhiễm nguồn nước.
D Ô nhiễm đất đai.
- Câu 3 : Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta
A nạn cháy rừng
B khai thác bừa bãi, quá mức
C chủ trương, chính sách của Nhà nước
D sự tàn phá của chiến tranh
- Câu 4 : Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng về các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?
A 7.
B 2.
C 6.
D 4.
- Câu 5 : Biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp không bao gồm
A mở rộng diện tích đất nông nghiệp có kế hoạch
B Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
C Cải tạo đất, canh tác đất hợp lí
D Sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
- Câu 6 : Vai trò chủ yếu của rừng ven biển miền Trung nước ta là
A chống xói mòn
B chắn cát bay
C hạn chế lũ lụt
D điều hòa nước sông
- Câu 7 : Gần đây, diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do
A phá rừng để lấy đất ở.
B phá rừng để khai thác gỗ củi.
C ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
D phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A Cát Bà.
B Cúc Phương.
C Xuân Thủy.
D Bái Tử Long.
- Câu 9 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc :
A Thành phố Hải Phòng.
B Thành phố Hồ Chí Minh.
C Thành phố Cần Thơ.
D Tỉnh Cà Mau.
- Câu 10 : Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng đất của vùng đồi núi, trung du nước ta
A Mở rộng diện tích để chăn nuôi
B Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày
C Áp dụng hình thức canh tác nông- lâm kết hợp
D Tích cực trồng cây lương thực.
- Câu 11 : Đất xói mòn trơ sỏi đá là hậu quả của
A Việc cơ cấu cây trồng không phù hợp
B Việc canh tác ở những vùng có lượng mưa lớn
C Việc khai thác sử dụng không hớp lí tài nguyên của con người
D Việc canh tác ở nhưng nơi có độ dốc lớn
- Câu 12 : Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta là
A Chất thải sinh hoạt của khu dân cư.
B Chất thải của hoạt động du lịch
C Nước thải công nghiệp và đô thị
D Hóa chất dư thừa trong nông nghiệp.
- Câu 13 : Cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta vì:
A thiên tai, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra.
B đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bền vững lâu dài.
C dân số tăng nhanh, đời sống xã hội nâng cao
dân số tăng nhanh, đời sống xã hội nâng cao D. khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ
D khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ
- Câu 14 : Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp tại đồng bằng là:
A Ngăn chặn nạn du canh, du cư.
B Chống suy thoái và ô nhiễm đất
C Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc
D Áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp
- Câu 15 : Nguyên nhân chủ yếu làm tài nguyên rừng suy giảm nhanh chóng vào nửa cuối thế kỉ XX là do:
A Cháy rừng vì sét đánh
B Khai thác bừa bãi quá mức
C Công tác trồng rừng chưa tốt
D Chiến tranh, vơ vét tài nguyên của các nước đế quốc
- Câu 16 : Trong bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta, việc quy định về khai thác có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A Sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật
B Bảo vệ động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
C Duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D Bảo vệ rừng trên đất trống, đồi núi trọc
- Câu 17 : Công ty Formosa gây sự cố nghiêm trọng về môi trường biển ở Bắc Trung Bộ thuộc tỉnh nào sau đây?
A Thanh Hóa
B Nghệ An
C Hà Tĩnh
D Quảng Bình
- Câu 18 : Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là khu dự tữ sinh quyển của thế giới?
A 5
B 6
C 8
D 9
- Câu 19 : Vườn quốc gia có diện tích lớn nhất Việt Nam là:
A Cúc Phương.
B Yok Đôn.
C Bù Gia Mập.
D Côn Đảo.
- Câu 20 : Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, biểu hiện
A Chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy
B Là nơi lưu giữ các nguồn gen quý
C Tạo điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái
D Đảm bảo cân bằng nước, chống lũ lụt và khô hạn.
- Câu 21 : Biện pháp lâu dài để hạn chế lũ quét xảy ra và giảm thiểu tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là:
A Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn
B Xây dựng hồ chứa nước
C Di dân những vùng thường xuyên diễn ra lũ quét
D Quy hoạch các điểm dân cư ở vùng cao
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)