25 câu trắc nghiệm Một số vấn đề của khu vực Tây N...
- Câu 1 : Giải pháp đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A nâng cao trình độ dân trí.
B tăng trưởng tốc độ phát triển kinh tế.
C giải quyết việc làm.
D xóa đói giảm nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng.
- Câu 2 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tranh giành ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài, các tổ chức cực đoan là:
A Tài nguyên nước
B Dầu khí
C Lịch sử văn minh rực rỡ
D Tôn giáo
- Câu 3 : Hậu quả nào sau đây không do quan hệ căng thẳng giữa I-xra-en và Pa-le-xtin gây ra?
A Sinh mạng của người dân bị thiệt hại.
B Đời sống của người dân bị xáo trộn.
C Sử dụng tài nguyên không hợp lí.
D Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng
- Câu 4 : Tính chất gay gắt trong các cuộc đấu tranh giành đất đai, nguồn nước và các tài nguyên khác càng trở lên quyết liệt hơn do nguyên nhân nào
A Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan
B Sự xung đột sắc tộc
C Sự tranh giành quyền lực nội bộ
D Thiên tai, dịch bệnh
- Câu 5 : Nguy cơ tiềm ẩn trong đời sống kinh tế của người dân các nước Tây Nam Á là
A phụ thuộc vào bên ngoài về lương thực, thực phẩm.
B sự cạn kiệt tài nguyên dầu khí.
C ảnh hưởng bao trùm của tôn giáo trong đời sống.
D tình trạng phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
- Câu 6 : Những nguyên nhân cơ bản làm cho tình trạng đói nghèo ngày càng gia tăng ở Tây Nam Á và Trung Á không phải là:
A Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài
B Hoạt động của lực lượng khủng bố
C Sự tranh giành các nguồn tài nguyên
D Gia tăng dân số lớn
- Câu 7 : Đâu không phải là nguyên nhân chính gây nên sự xung đột, tranh chấp kéo dài tại Tây Nam Á và Trung Á
A Vị trí địa lí mang tính chiến lược
B Tài nguyên dầu mỏ giàu có
C Sự phức tạp tôn giáo và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài
D Nguồn nhân lực tri thức đông đảo
- Câu 8 : Khu vực tiêu dùng lượng dầu thô nhiều nhất thế giới năm 2003 là
A Đông Âu
B Đông Nam Á
C Bắc Mĩ
D Tây Nam Á
- Câu 9 : Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển loại cây trồng thích hợp nào?
A Lúa gạo
B Lúa mì
C Bông
D Cao lương.
- Câu 10 : Đâu không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tranh chấp, xung đột kéo dài ở Tây Nam Á?
A Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
B Những tôn giáo, tín ngưỡng khác biệt nhau.
C Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo lớn.
D Phần tử cực đoan trong các tôn giáo.
- Câu 11 : Nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?
A Do nước ta nằm gần xích đạo.
B Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
C Nước ta tiếp giáp với Biển Đông.
D Ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
- Câu 12 : Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A đông dân và gia tăng dân số co
B xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố
C phần ít dân cư theo đạo Hồi
D phần lớn dân số sống ở nông thôn
- Câu 13 : Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là
A tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao.
B sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
C sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và sự xung đột sắc tộc
D vị trí địa - chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.
- Câu 14 : Ngoài dầu mỏ loại tài nguyên thiên nhiên nào là nguyên nhân làm cho các nước ở khu vực Tây Nam Á tranh chấp với nhau?
A Vàng.
B Uranium.
C Muối.
D Nước ngọt.
- Câu 15 : Khu vực Trung Á được thừa hưởng nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây nhờ
A nằm ở vị trí tiếp giáp giữa châu Á và châu Âu.
B đã từng bị người Trung Hoa và các đế quốc tư bản chiếm đóng.
C nằm trên “con đường tơ lụa” của thế giới trước đây.
D có hai tôn giáo lớn của thế giới là Thiên chúa giáo và Hồi giáo.
- Câu 16 : Nhận định không đúng về đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á là
A nằm ở rìa Tây Nam châu Á giáp châu Âu và châu Phi
B tiếp giáp với 2 lục địa
C án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương
D giáp Nam Âu và Tây Bắc châu Phi
- Câu 17 : Khu vực Trung Á được thừa hưởng nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây nhờ
A nằm ở vị trí tiếp giáp giữa châu Á và châu Âu.
B đã từng bị người Trung Hoa và các đế quốc tư bản chiếm đóng.
C nằm trên “ con đường tơ lụa” của thế giới trước đây.
D có hai tôn giáo lớn của thế giới là Thiên chúa giáo và Hồi giáo.
- Câu 18 : Nét nổi bật trong lịch sử Tây Nam Á không phải là:
A Là nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ
B Nơi ra đời của nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới
C Sự xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và người Do Thái
D Có “con đường tơ lụa” đi qua
- Câu 19 : Đặc điểm dân cư của cả hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A có dân số đông và phần lớn là người Ả- rập.
B khu vực đông dân cư nhiều thành phần chủng tộc.
C có mật độ dân số thấp, phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
D tập trung phần lớn những người theo đạo Hồi.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á