Trắc nghiệm sử 9 bài 20 : Cuộc vận động dân chủ tr...
- Câu 1 : Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Viêt Nam là
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng.
B. Tập hợp được quân đội chính trị đông đảo đến từ nông thôn.
C. Tư tưởng Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến một cách sâu rộng.
D. Cuộc diễn tập của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
- Câu 2 : Nhận xét nào sau đây về phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?
A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính dân tộc.
B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
D. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
- Câu 3 : Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì đã
A. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.
B. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị Tháng 10/1930.
C. Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.
- Câu 4 : Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là
A. Mít tinh biểu tình.
B. Đấu tranh nghị trường.
C. Đấu tranh chính trị.
D. Bãi khóa, bãi công.
- Câu 5 : Một trong những ý nghĩa của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là
A. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.
B. Giúp cán bộ và đảng viên được trưởng thành.
C. Bước đầu khẳng định vai trò của giai cấp công nhân.
D. Bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công-nông.
- Câu 6 : Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939?
A. Công nhân và nông dân.
B. Tiểu tư sản dân tộc và công nhân.
C. Nông dân và trí thức.
D. Tư sản dân tộc và nông dân.
- Câu 7 : Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?
A. Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi
B. Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh phong phú
C. Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược
D. Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi
- Câu 8 : Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?
A. Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản
B. Đức, Italia, Nhật Bản
C. Đức, Tây Ban Nha, Italia
D. Đức, Áo- Hung
- Câu 9 : Sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã tạo ra nguy cơ gì đối với nhân loại?
A. Chiến tranh cục bộ
B. Chiến tranh hạt nhân
C. Chiến tranh xâm lược
D. Chiến tranh thế giới
- Câu 10 : Đại hội VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là lực lượng nào?
A. Chủ nghĩa phát xít
B. Chủ nghĩa đế quốc
C. Chủ nghĩa thực dân
D. Tư bản tài chính
- Câu 11 : Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương từ năm 1936 đến năm 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là
A. Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.
B. Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.
C. Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.
D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh.
- Câu 12 : Hình thức mặt trận nào được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh?
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
B. Mặt trận nhân dân Đông Dương
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương
- Câu 13 : Mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào trong năm 1937?
A. Phong trào Đông Dương đại hội
B. Đón rước phái viên và toàn quyền mới
C. Đấu tranh nghị trường
D. Đấu tranh báo chí
- Câu 14 : Đảng Cộng sản Đông Dương đã dựa trên cơ sở nào để quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?
A. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới
B. quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước
C. chính phủ Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa
D. đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ
- Câu 15 : Đâu không phải là phong trào được tiến hành trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939?
A. Đông Dương đại hội
B. Đón phái viên và toàn quyền mới
C. Đấu tranh báo chí
D. Cuộc tấn công vào khu Đấu Xảo (Hà Nội)
- Câu 16 : Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu từ thành thị đến nông thôn
B. Mở rộng ảnh hưởng của Đảng cộng sản Đông Dương trong quần chúng
C. Là cuộc tổng diễn tập lần 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám
D. Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số quyền dân sinh, dân chủ
- Câu 17 : Đâu không phải lý do khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?
A. Kẻ thù của phong trào là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc
B. Các quyền dân chủ thực chất là quyền lợi mỗi dân tộc cần phải có
C. Phong trào là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng ở giai đoạn sau
D. Phong trào có sự đoàn kết với cả lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu