Trắc nghiệm bài Phép phân tích và tổng hợp
- Câu 1 : Phân tích là gì?
A. Là chẻ nhỏ vấn đề, làm đối tượng đó được so sánh, đối chiếu với các đối tượng khác
B. Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng
C. Phân tích có thể kết hợp với nhiều thao tác khác
D. Cả 3 ý trên
- Câu 2 : Tổng hợp là phép lập luận như thế nào?
A. Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp
B. Tổng hợp là tập hợp phần thông tin mình sưu tầm, thu thập
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
- Câu 3 : Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi?(1) Người ta vẫn quen nhìn thời gian như một định luật đưa tới già nua, tàn tạ, hủy diệt, nhưng không mấy ai nghĩ rằng chính nhờ có thời gian nên mới có tác động, hiện hữu, nảy sinh. (2) Nếu không có thời gian thì sẽ không bao giờ có sự sống. (3) Không có sự hình thành của trái đất, không có sự kết hợp của các phân tử thành các cơ thể đơn bào, rồi đa bào, không có sự xuất hiện của các loài cỏ cây, cầm thú, không có sự tiến hóa liên tục cho tới loài người, với bộ óc tinh vi sáng tạo. (4) Đó là những thành quả của sự tiến hóa không ngừng của vạn vật, tức là thành quả thời gian.Đoạn văn trên thuộc loại văn bản nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
- Câu 4 : Câu hỏi nào phù hợp để hỏi về nội dung của đoạn trích trên?
A. Thời gian là gì?
B. Thời gian có đặc điểm gì?
C. Thời gian được biểu hiện như thế nào?
D. Thời gian có vai trò, ý nghĩa gì?
- Câu 5 : Câu (4) trong đoạn văn trên có vị trí gì?
A. Triển khai ý chủ đề
B. Triển khai ý của câu (3)
C. Kết lại ý chủ đề của đoạn văn
D. Nếu ra một ý chủ đề mới
- Câu 6 : Câu cuối trong đoạn văn sử dụng phép lập luận nào?
A. Phân tích
B. Tổng hợp
C. Phân tích
D. Chứng minh
- Câu 7 : Đoạn văn trên triển khai ý theo trình tự nào?
A. Từ cụ thể tới khái quát
B. Từ nguyên nhân tới kết quả
C. Từ chung đến riêng rồi từ khái quát, tổng hợp đến cụ thể
D. Từ quá khứ tới hiện tại, tương lai
- Câu 8 : Trong câu văn cuối có vai trò gì?
A. Triển khai ý chủ đề
B. Triển khai ý của câu trước nó
C. Kết lại ý chủ đề của đoạn văn
D. Nếu ra một ý chủ đề mới
- Câu 9 : Phép phân tích và tổng hợp được dùng trong văn bản nhằm:
A. Làm bài văn giàu giá trị biểu cảm
B. Cung cấp thêm thông tin cho người đọc
C. Làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng
D. Làm sự vật hiện tượng hấp dẫn hơn
- Câu 10 : Có thể vận dụng các biện pháp nào trong phân tích?
A. Có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu
B. Có thể vận dụng các biện pháp lập luận giải thích, chứng minh.
C. Có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
- Câu 11 : Lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong đoạn văn?
A. Đầu đoạn văn
B. Giữa đoạn văn
C. Cuối đoạn văn
D. Bất kì vị trí nào.
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018 - Trường THCS Trực Đạo
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tân Phú
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tống Văn Trân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Trung Kiên
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Chu Văn An
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Văn Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 9 năm 2020 - Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Khánh Hoà