Đề KSCL đầu năm môn Địa lí lớp 12 năm 2020 - Trườn...
- Câu 1 : Biển Đông đã làm cho khí hậu nước ta:
A. Mưa nhiều và có sự phân mùa rõ rệt.
B. Có hai mùa và hai vùng mùa mưa, mùa khô rõ rệt.
C. Mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương.
D. Nóng quanh năm, mưa nhiều, có độ ẩm cao.
- Câu 2 : Đặc điểm vị trí địa lí nào sau đây quy định tính chất ẩm của khí hậu nước ta?
A. Nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong.
B. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
C. Tiếp giáp Lào, Campuchia ở phía tây và tây nam.
D. Tiếp giáp biển Đông ở phía đông và phía nam.
- Câu 3 : “ Địa thế nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam”. Đây là đặc điểm địa hình của vùng núi:
A. Tây Bắc.
B. Trường Sơn Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Đông Bắc.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy sắp xếp các vườn quốc gia từ Nam ra Bắc?
A. Cát Tiên, Bạch Mã, Kon Ka Kinh.
B. Cát Tiên, Ba Bể, Kon Ka Kinh.
C. Cát Tiên, Ba Bể, Bạch Mã.
D. Cát Tiên, Bạch Mã, Ba Bể.
- Câu 5 : Nước ta có thể chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực là nhờ:
A. Có biên giới chung trên biển và trên đất liền với nhiều nước, có sự giao lưu dễ dàng.
B. Có vùng biển tiếp giáp với vùng biển của 8 nước trong khu vực.
C. Có vị trí liền kề, có sự tương đồng về lịch sử - văn hóa cùng mối giao lưu lâu đời.
D. Nằm ở phía cực Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm vùng Đông Nam Á.
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành giáp với Lào?
A. 8
B. 11
C. 9
D. 10
- Câu 7 : Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)?
A. Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung.
B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
D. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
- Câu 8 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
A. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
B. Không có đê nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
C. Rộng khoảng 40 nghìn km2, địa hình cao và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng.
D. Mùa lũ, nước ngập trên diện rộng. Mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.
- Câu 9 : Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía:
A. Bắc và ven Thái Bình Dương.
B. Nam và ven Đại Tây Dương.
C. Tây và ven Đại Tây Dương.
D. Nam và ven Thái Bình Dương.
- Câu 10 : Mặt trái toàn cầu hóa kinh tế thể hiện ở
A. khoảng cách giàu nghèo gia tăng giữa các nhóm nước.
B. sự phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng, tập trung chủ yếu ở các nước phát triển.
C. thương mại toàn cầu sụt giảm.
D. các nước đang phát triển sẽ không được hưởng nhiều lợi ích.
- Câu 11 : Điểm nào sau đây không đúng với dân cư của Liên bang Nga (năm 2005)?
A. Quy mô dân số đứng thứ 8 thế giới.
B. Nhiều dân tộc trong đó chủ yếu là người Nga.
C. Dân cư sống tập trung vào các thành phố lớn.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm.
- Câu 12 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG HỒ TIÊU NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
A. Đường.
B. Tròn.
C. Miền.
D. Kết hợp.
- Câu 13 : Đặc điểm không đúng với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là
A. lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
B. lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực có nhiều động đất, núi lửa trên thế giới.
C. nằm trọn vẹn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc.
D. đóng vai trò cầu nối giữa vùng Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết lát cắt CD đoạn từ biên giới Việt Trung đến cửa sông Chu chạy qua cao nguyên nào sau đây?
A. Cao nguyên Sơn La.
B. Cao nguyên Mộc Châu.
C. Cao nguyên Sín Chải.
D. Cao nguyên Tả Phình.
- Câu 15 : Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là
A. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
B. trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
C. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
D. tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
- Câu 16 : Cho thông tin: “ở nước ta tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản khác như bào ngư, hải sâm,...” thông tin vừa rồi chứng tỏ vùng biển nước ta
A. có nhiều đặc sản.
B. có nhiều loài hải sản với giá trị kinh tế.
C. có nguồn lợi hải sản phong phú.
D. giàu tôm cá.
- Câu 17 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Hà Tĩnh.
B. Quảng Trị.
C. Nghệ An.
D. Quảng Bình.
- Câu 18 : Qua bảng số liệu về dân số và sản lượng lúa một số quốc gia ở Đông Nam Á năm 2016 ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017)
A. Cam-pu-chia cao hơn Việt Nam.
B. Cam-pu-chia cao hơn In-đô-nê-xi-a.
C. Việt Nam thấp hơn Phi-lip-pin.
D. In-đô-nê-xi-a cao hơn Phi-lip-pin.
- Câu 19 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?
A. Bình Định.
B. Phú Yên.
C. Quảng Ngãi.
D. Quảng Nam.
- Câu 20 : Ý nghĩa chủ yếu của ngành nông nghiệp đối với khu vực Đông Nam Á là:
A. xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình công nghiệp hóa.
B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
C. cạnh tranh với các khu vực khác trong việc xuất khẩu nông sản.
D. đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho số dân đông.
- Câu 21 : Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện:
A. Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 h/năm.
B. Nhiệt độ trung bình năm hơn 25°C .
C. Tổng số giờ nắng từ 1500 - 2000 h/năm.
D. Nhiệt độ trung bình năm hơn 20°C.
- Câu 22 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào có số dân ít nhất nước ta?
A. Pú Péo.
B. Rơ măng.
C. Brâu.
D. Ơ đu.
- Câu 23 : Điểm nào sau đây không đúng với dân cư của Liên bang Nga (năm 2005)?
A. Quy mô dân số đứng thứ 8 thế giới.
B. Nhiều dân tộc trong đó chủ yếu là người Nga.
C. Dân cư sống tập trung vào các thành phố lớn.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm.
- Câu 24 : Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG HỒ TIÊU NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
A. Đường.
B. Tròn.
C. Miền.
D. Kết hợp.
- Câu 25 : Đặc điểm không đúng với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là:
A. lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
B. lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực có nhiều động đất, núi lửa trên thế giới.
C. nằm trọn vẹn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc.
D. đóng vai trò cầu nối giữa vùng Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)