Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Trường Chuyên...
- Câu 1 : Năm 1999 nước ta nhận được giải thưởng về dân số của Liên Hợp Quốc, khi đó gia tăng tự nhiên của nước ta giảm từ:
A 2,1% xuống 1,7%
B 1,32% xuống 1,04%
C 2,16% xuống 2,1%
D 1,7% xuống 1,32%
- Câu 2 : Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A Tổng lượng nhiệt hoạt động từ 4000- 60000C
B Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/ năm
C Cân bằng bức xạ trên 75kcalo/cm2/ năm
D Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
- Câu 3 : Đặc điểm nào sau đây đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
A Có các bậc ruộng cao bạc màu
B Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
C Bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông
D Rộng 15 000 km2
- Câu 4 : Nhân tố nào làm cho nhiệt độ trung bình vào mùa đông của vùng Tây Bắc cao hơn so với Đông Bắc?
A Tây Bắc có vĩ độ thấp hơn
B Tây Bắc có các cánh cung hút gió
C Tây Bắc có địa hình cao hơn
D Bức chắn Hoàng Liên Sơn
- Câu 5 : Nguyên nhân nào làm tỷ lệ thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng cao
A Vùng thâm canh lúa, hoạt động phi nông nghiệp không đa dạng
B Vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày
C Vùng nông nghiệp thuần nông, thâm canh lúa, cây công nghiệp dài ngày
D Vùng chuyên canh cây công nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp đa dạng
- Câu 6 : Nguyên nhân thường xuyên, chủ yếu khiến khí hậu nước ta có độ ẩm cao (trên 80%) là do
A hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
B ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.
C hoạt động của gió mùa mùa hạ gây ra mưa lớn.
D giáp biển Đông, cung cấp ẩm lớn
- Câu 7 : Ở nước ta, dầu khí có trữ lượng lớn nhất phân bố tập trung ở các bể dầu khí nào sau đây?
A Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng
B Cửu Long và Nam Côn Sơn
C Phía Đông của đảo Phú Quý và Sông Hồng
D Nam Côn Sơn và Sông Hồng
- Câu 8 : Đường biên giới trên biển của nước ta được xác định
A ranh giới ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải.
B ranh giới ngoài của nội thủy
C ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế
D ranh giới ngoài của lãnh hải
- Câu 9 : Đặc điểm nổi bật nhất của nguồn lao động nước ta là:
A lao động trẻ, trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu hội nhập
B dồi dào, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm sản xuất chất lượng ngày càng cao
C dồi dào, cần cù, có kinh nghiệm, phân bố hợp lý
D dồi dào, năng động, lao động có trình độ chiếm ưu thế
- Câu 10 : Nhân tố nào sau đây chi phối chủ yếu chế độ nước của sông ngòi Việt Nam?
A Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B Thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm thường xanh quanh năm
C Giáp với biển Đông thuộc biển nhiệt đới nóng ẩm.
D Địa hình 3/4 là đồi núi
- Câu 11 : Ở nước ta, nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự thay đổi nhiệt độ rất nhanh từ Bắc vào Nam là do:
A tác động của biển Đông và các dòng hải lưu.
B càng vào nam, càng gần xích đạo, nhận được lượng nhiệt lớn hơn
C càng vào nam, ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc càng yếu
D các tỉnh phía nam chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
- Câu 12 : Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc – nam chủ yếu là do:
A tiếp giáp với vùng biển rộng lớn, đất nước nhiều đồi núi.
B lãnh thổ kéo dài theo chiều vĩ tuyến, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới
C Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến, ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
D lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến, sự ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với địa hình
- Câu 13 : Hiện nay, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, nguyên nhân chủ yếu do sự tác động của
A công cuộc Đổi mới.
B quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
C thống nhất đất nước.
D hội nhập Kinh tế thế giới
- Câu 14 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục vào Atlat Việt Nam trang 12, xác định vườn quốc gia nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng
A Xuân Sơn
B Ba Vì
C Cát Bà
D Xuân Thủy
- Câu 15 : Ở nước ta hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển điển hình nhất tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A Bắc Trung Bộ
B Nam Bộ
C Bắc Bộ
D Nam Trung Bộ
- Câu 16 : Vào mùa khô, cảnh quan rừng thưa đặc trưng cho thiên nhiên của vùng nào sau đây?
A Tây Nguyên
B Bắc Trung Bộ
C Đồng bằng sông Hồng
D Đồng bằng sông Cửu Long
- Câu 17 : Trên đai cao ôn đới gió mùa trên núi loại thổ nhưỡng chủ yếu là:
A feralit đỏ vàng
B đất mùn
C đất mùn thô
D feralit có mùn
- Câu 18 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13 và dựa vào các lát cắt địa hình, hãy cho biết hướng nghiêng chung của địa hình nước ta
A cao ở đông nam thấp dần xuống đông bắc
B cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam
C cao ở phía đông thấp dần sang phía tây.
D cao ở đông bắc thấp dần xuống đông nam
- Câu 19 : Ở nước ta, quá trình xâm thực mạnh ở vùng thềm phù sa cổ làm xuất hiện các dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?
A Đồng bằng ven biển
B Sơn nguyên, cao nguyên.
C Địa hình Cacxto
D Đồi thấp xen thung lũng rộng
- Câu 20 : Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã quy định dạng địa hình nào sau đây của nước ta?
A Địa hình phân hóa đơn giản, chủ yếu là núi cao, vực sâu.
B Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
C Địa hình xâm thực là chủ yếu
D Địa hình mài mòn là chủ yếu
- Câu 21 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, hãy cho biết theo hướng từ Bắc vào Nam, các con sông nào sau đây?
A Sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu, sông Ba
B Sông Hồng, sông Ba, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu
C Sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Ba, sông Hậu, sông Tiền
D Sông Hồng, sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu.
- Câu 22 : Vùng có tỷ lệ dân đô thị cao nhất ở nước ta hiện nay là:
A Duyên hải Nam Trung Bộ
B Đông Nam Bộ
C Bắc Trung Bộ
D Đồng bằng sông Hồng
- Câu 23 : Tọa độ địa lí trên biển của nước ta là:
A 6050’B, 1010 Đ – 109024’Đ
B 6050’B, 1010 Đ - 109024’Đ
C 6050’B, 1010 Đ – 117020’Đ
D 6050’B, 1010 Đ – 117024’Đ
- Câu 24 : Các dãy núi nào sau đây là ranh giới của các đới khí hậu theo chiều Bắc Nam?
A Pu Sam Sao, Bạch Mã, Trường Sơn Nam
B Hoành Sơn, Bạch Mã, An Khê
C Đông Triều, Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh
D Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Bạch Mã
- Câu 25 : Đặc điểm nào không đúng với miền khí hậu phía Bắc?
A Mùa mưa có xu hướng chậm dần vào Nam
B Nhiệt độ giảm dần về phía Nam
C Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường
D Biên độ nhiệt lớn và giảm dần về phía Nam
- Câu 26 : Cho biểu đồ sau:Biển đồ bên, thể hiện nội dung nào sau đây
A Lượng mưa trung bình năm của Hà Nội.
B Lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội.
C Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội.
D Nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội.
- Câu 27 : Cho biểu đồ mật độ dân số một số vùng của nước ta, năm 2006Biểu đồ mật độ dân số một số vùng ở nước ta, năm 2006Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục vào biểu đồ, hãy cho biết các vùng nào sau đây có mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước?
A Đồng bằng sông Hồng.
B Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ
C Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
D Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.
- Câu 28 : Cho bảng số liệu:Biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta năm 1943 – 2015( Nguồn sách giáo khoa Địa lí 12, NXBGD và trang web: http://gso.gov.vn/ số liệu thống kê)Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng?
A Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh từ 1943 đến 1983, sau đó tăng dần đến 2015
B Diện tích rừng có biến động, tổng diện tích giảm nhanh từ năm 1943 đến 1983, sau đó tăng dần đến năm 2015
C Diện tích rừng trồng giảm liên tục từ 1943 đến 1983 sau đó tăng đến 2015
D Độ phủ rừng tăng mạnh từ 1943 đến 205, tổng diện tích rừng tăng mạnh.
- Câu 29 : Cho bảng số liệu:DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2014( Nguồn web: https://gso.gov.vn/ số liệu thống kê)Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng nhất
A Tổng dân số tăng, tổng dân số tăng nhanh hơn dân số thành thị
B Tổng dân số tăng, tốc độ gia tăng dân số giảm ổn định.
C Tổng dân số tăng nhưng tăng chậm hơn dân số thành thị, tốc độ gia tăng dân số giảm ổn định
D Tổng dân số tăng, tốc độ gia tăng dân số giảm nhưng không ổn định
- Câu 30 : Cho bảng số liệu:Dân số nước ta năm 1995 – 2012(đơn vị: triệu người)( Nguồn web: https://gso.gov.vn/ số liệu thống kê) Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện dân số nước ta 1995 – 2012?
A Cột chồng
B Cột đơn
C Cột ghép
D Đường
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)