Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - trường THPT Yê...
- Câu 1 : Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực múi giờ thứ:
A 6.
B 7.
C 8.
D 9.
- Câu 2 : Tổng diện tích phần đất liền và các đảo của nước ta là (Niên giám thống kê 2006)
A 331 211 km².
B 331 212 km².
C 331 213 km².
D 331 214 km²
- Câu 3 : Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là:
A Lãnh hải
B Vùng tiếp giáp lãnh hải.
C Thềm lục địa
D Vùng đặc quyền kinh tế
- Câu 4 : Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là:
A tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
B tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.
C Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.
D đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tích chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Câu 5 : Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng?
A Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
B Bên cạnh các dãy núi cao đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.
C Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.
D Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, cao nguyên.
- Câu 6 : Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là
A các bề mặt bán bình nguyên
B các đồng bằng ven biển
C các đồi trung du
D các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du.
- Câu 7 : Địa hình vùng núi nào sau đây có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?
A Tây Bắc.
B Đông Bắc.
C Trường Sơn Bắc.
D Trường Sơn Nam.
- Câu 8 : Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là
A động đất.
B khan hiếm nước.
C địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc.
D các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất.
- Câu 9 : Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở Đồng bằng sông Hồng có:
A diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long
B bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
C hệ thống kênh rạch chằng chịt
D địa hình thấp và bằng phẳng hơn.
- Câu 10 : Thuận lợi nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng?
A Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản.
B Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
C Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
D Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, các thành phố.
- Câu 11 : Ở nhiều Đồng bằng ven biển miền Trung có sự phân chia làm ba dải giáp biển là:
A cồn cát, đầm phá.
B vùng thấp trũng.
C các đồng bằng.
D các đồi, núi.
- Câu 12 : Thuận lợi nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồi núi?
A Khoáng sản
B Rừng và đất trồng
C Tiềm năng thủy điện
D Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
- Câu 13 : Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ:
A tây sang đông và phân hóa đa dạng.
B tây nam xuống đông bắc và phân hóa đa dạng.
C bắc xuống nam và phân hóa đa dạng.
D tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không giáp CamPuChia?
A Kon Tum
B Gia lai
C Đắc Lắc
D Quảng Nam
- Câu 15 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây là tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng chiếm trên 50%?
A Đắc Lắc
B Nghệ An
C Bắc Giang
D An Giang
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là:
A Hải Phòng - Quảng Ninh
B SaPa - Lào Cai
C Huế - Đà Nẵng
D Nha Trang - Đà Lạt
- Câu 17 : Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta?
A Cho năng suất sinh học cao.
B Phân bố ở ven biển
C Có nhiều loài cây gỗ quý hiếm.
D Hệ sinh thái rừng ngập mặn vốn có diện tích lớn thứ hai thế giới.
- Câu 18 : Vấn đề nào không hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.
A Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển
B Phòng trống ô nhiễm môi trường biển
C Thực hiện những biện pháp phòng chống thiên tai
D Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Câu 19 : Thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn diễn ra ở:
A vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vào đầu mùa đông.
B đồng bằng và ven biển miền Nam vào đầu mùa đông.
C vào nửa sau mùa đông ở miền Nam.
D vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vào nửa sau mùa đông.
- Câu 20 : Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ
A nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B địa hình 85% là đồi núi thấp.
C chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D tiếp giáp với Biển Đông.
- Câu 21 : Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm là:
A hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
- Câu 22 : Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữu và cuối mùa hạ là do hoạt động của:
A gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam
B gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan
C gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc
D gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia
- Câu 23 : Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kện cho chúng ta phát triển:
A nền nông nghiệp nhiệt đới.
B nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
C trồng các cây công nghiệp nhiệt đới.
D trồng các cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
- Câu 24 : Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các cây họ nhiệt đới?
A Dầu.
B Đỗ Quyên.
C Dâu tằm.
D Đậu
- Câu 25 : Chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi là:
A các hoạt động khai thác khoáng sản
B sự phát triển các ngành công nghiệp
C các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác,…
D nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi
- Câu 26 : Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Huế là nơi có cân bằng ẩm và lượng mưa trung bình năm lớn nhất.
B Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.
C Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.
D TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội, khả năng bốc hơi lớn hơn nên cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.
- Câu 27 : Cho bảng số liệu:Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2005 và 2013 (Đơn vị: nghìn người)Theo bảng trên nhận xét nào không đúng với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2005 và năm 2013?
A Số lao động trong độ tuổi từ 15-24 năm 2013 giảm so với năm 2005, các nhóm tuổi còn lại tăng.
B Số lao động trong độ tuổi từ 15-24 năm 2013 tăng so với năm 2005, các nhóm tuổi còn lại tăng.
C Tổng số lao động và số lao động trong độ tuổi từ 25 trở lên tăng.
D Cơ cấu lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên phân theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2005 và 2013 có sự thay đổi.
- Câu 28 : Cho bảng số liệu: Đàn gia súc và gia cầm nước ta, giai đoạn 2000 - 2013.Để thể hiện tốc độ tăng trưởng số đàn gia súc và gia cầm nước ta giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A Biểu đồ đường.
B Biểu đồ tròn.
C Biểu đồ cột.
D Biểu đồ miền.
- Câu 29 : Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là:
A rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B rừng gió mùa thường xanh.
C rừng gió mùa nửa rụng lá.
D rừng ngập mặn ven biển.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)