Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT Đội Cấn -...
- Câu 1 : Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A (1), (3), (5)
B (1), (2), (3).
C (3), (4), (5).
D (2), (4), (5).
- Câu 2 : Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn
A Phôi
B Phôi và hậu phôi
C Phôi thai và sau khi sinh
D Hậu phôi
- Câu 3 : Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT). Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit như sau:mêtiônin - alanin – lizin – valin – lơxin – KTNếu xảy ra đột biến gen, mất 3 cặp nuclêôtit số 7, 8, 9 trong gen thì đoạn pôlipeptit tương ứng được tổng hợp có thành phần và trật tự axit amin như thế nào?
A mêtiônin - alanin – lizin – lơxin – KT.
B mêtiônin – lizin – valin – lơxin – KT.
C mêtiônin – alanin – valin – lơxin – KT.
D mêtiônin - alanin – valin – lizin – KT.
- Câu 4 : Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2 và năng lượng của ánh sáng được gọi là
A quang dị dưỡng
B hoá dị dưỡng.
C hoá tự dưỡng.
D quang tự dưỡng.
- Câu 5 : Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.Đáp án đúng là:
A (1), (4).
B (1), (2).
C (3), (4).
D (2), (3).
- Câu 6 : Những nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN ?(1). Khi ADN tự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch.(2). Sự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên kết với X).(3). Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới.(4). Tự nhân đôi của ADN của sinh vật nhân thực chỉ xảy ra ở trong nhân
A (3)
B (1), (3), (4)
C (3), (4)
D (1), (2)
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen