Đề thi HK2 môn Lịch sử lớp 11 THPT Chu Văn An - Hà...
- Câu 1 : Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh (phe Trục) có hành động gì?
A Tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.
B Đầu tư vốn và nhiều nơi trên thế giới.
C Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội chuẩn bị chiến tranh.
D Ra sức đầu tư phát triển vũ khí mới để chuẩn bị chiến tranh.
- Câu 2 : Phát xít I-ta-li-a năm 1935 đã xâm lược nước nào ở châu Phi?
A Ai Cập.
B Ma-rốc.
C Angiêri.
D Ê-ti-ô-pi-a.
- Câu 3 : Sau khi xé bỏ hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?
A Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.
B Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.
C Thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm toàn bộ dân cư Đức sống ở Châu Âu.
D Chuẩn bị chiến tranh ở châu Á.
- Câu 4 : Thái độ của các nước tư bản đối với Liên Xô trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ như thế nào?
A Liên kết với Liên Xô.
B Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô.
C Thù ghét Liên Xô.
D Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
- Câu 5 : Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đánh chiếm Ba Lan bằng chiến lược gì?
A Đánh nhanh thắng nhanh.
B Chiến tranh chớp nhoáng.
C Đánh lâu dài.
D Đánh chắc, tiến chắc.
- Câu 6 : Đức tiến công Liên Xô vào thời gian nào?
A Tháng 5/1941.
B Tháng 6/1941.
C Tháng 7/1941.
D Tháng 8/1941.
- Câu 7 : Mĩ - Anh mở Mặt trận thứ hai bằng cuộc đổ bộ tại?
A Noóc-măng-đi.
B Bỉ.
C Hà Lan.
D Lúc - xăm - bua.
- Câu 8 : Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ được mở đầu bằng sự kiện nào?
A Đức tấn công Tiệp Khắc.
B Đức tấn công Ba Lan.
C Đức tham gia hội nghị Muy-ních.
D Đức tấn công Pháp.
- Câu 9 : Chiến thắng Xta-lin-grát có ý nghĩa gì?
A Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B Tạo bước ngoặt của chiến tranh thế giới.
C Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh của Liên Xô.
D Phát xít Đức phải đầu hàng phe Đồng minh.
- Câu 10 : Trong những tháng đầu năm 1941, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô là do?
A Vũ khí của Đức hiện đại.
B Lực lượng quân Đức mạnh.
C Liên Xô không kịp đối phó.
D Ưu thế về vũ khí, kinh nghiệm chiến đầu và yếu tố bất ngờ.
- Câu 11 : Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp khi thực hiện xâm lược Việt Nam không thực hiện được chủ yếu là do
A Lực lượng quân Pháp ít.
B Quân dân Việt Nam chống trả quyết liệt.
C Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.
D Khí hậu không phù hợp.
- Câu 12 : Anh hùng dân tộc nào được nhân dân Việt Nam suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”?
A Trương Định.
B Trương Quyền.
C Nguyễn Trung Trực.
D Đội Cấn.
- Câu 13 : Điểm giống nhau trong hai lần đánh thành Hà Nội của thực dân Pháp là
A Vu cáo triều đình Huế.
B Cho quân tự do đi lại.
C Gửi tối hậu thư trước khi đánh thành.
D Cướp bóc.
- Câu 14 : Đội nghĩa dũng đánh đồn Chợ Rẫy (Gia Định) dưới sự chỉ huy của
A Trần Thiện Chính.
B Đỗ Trinh Thoại.
C Dương Bình Tâm.
D Trương Định.
- Câu 15 : Đốt các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành để chặn giặc là nhân dân tỉnh
A Nam Định.
B Hưng Yên.
C Thái Bình.
D Hà Nội.
- Câu 16 : Tại trận Cầu Giấy lần 1 (1873), tướng giặc bị tiêu diệt là
A Gác- ni-ê.
B Ri-vi-e.
C Hác-măng.
D Đuy- puy.
- Câu 17 : Người bất chấp “lệnh bãi binh” của triều đình tiếp tục chống Pháp ở Nam Kì là
A Nguyễn Hữu Huân.
B Nguyễn Trung Trực.
C Nguyễn Tri Phương.
D Trương Định.
- Câu 18 : Nguyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là do?
A Vương triều Tây Sơn sụp đổ.
B Vua Tự Đức mất.
C Lực lương giáo dân ủng hộ.
D Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa.
- Câu 19 : Người liên lạc với Pu-côm-bô (Cam-pu-chia) để tổ chức kháng chiến là
A Trương Định.
B Trương Quyền.
C Phan Tôn.
D Nguyễn Hữu Huân.
- Câu 20 : Địa danh gây thiệt hại nặng nề cho Pháp trong hai lần kéo quân ra Bắc Kì là
A Cầu Giấy.
B Ô Thanh Hà.
C Thành Hà Nội.
D Sơn Tây.
- Câu 21 : Thái độ nhân dân và sĩ phu yêu nước sau khi nhà Nguyễn kí các Hiệp ước là
A Chấp nhận sự đô hộ của Pháp
B Không hợp tác với triều đình, quyết tâm chống Pháp đến cùng (đánh cả triều đình lẫn Tây)
C Nao núng, hoảng sợ, nhụt chí đấu tranh
D Đồng ý với quyết định của triều đình
- Câu 22 : Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu bị thất bại sau lần Pháp tấn công ở đâu?
A Gia Định
B Đà Nẵng
C Ba tỉnh miền Đông
D Ba tỉnh miền Tây
- Câu 23 : Quân triều đình nhanh chóng thất thủ năm 1873 tại Bắc Kì vì
A Triều đình ra lệnh đầu hàng
B Chống cự yếu ớt
C Đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến
D Lo đàn áp nhân dân
- Câu 24 : Sau khi Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867), triều đình nhà Nguyễn đã
A Tìm cách xoa dịu nhân dân
B Mặc nhiên thừa nhận là vùng đất của Pháp
C Thương lượng với Pháp xin chuộc
D Chuẩn bị chờ thời cơ
- Câu 25 : Thủ đoạn của thực dân Pháp trong quá trình xâm lược Việt Nam là
A Vừa đánh vừa hòa
B Dùng sức quân sự
C Lấn dần từng bước
D Chinh phục từng gói nhỏ
- Câu 26 : Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở Nam Kì là:
A Công nhân.
B Địa chủ.
C Tư sản.
D Nông dân.
- Câu 27 : Chiến thắng Mát-xcơ-va có ý nghĩa như thế nào?
A Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô
B Làm tổn thất nặng nề quân Đức tạo bước ngoặt chiến tranh
C Làm phá sản chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Hítle
D Quân Đức chuyển sang thế bị động
- Câu 28 : Đội quân 300 người từ ngoài Bắc vào Nam xin vua ra mặt trận đánh giặc là của
A Lê Huy
B Phạm Văn Nghị
C Trần Thiện Chính
D Dương Bình Tâm
- Câu 29 : Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước 1874 nổ ra mạnh mẽ nhất ở
A Nghệ An, Hà Tĩnh
B Nam Định
C Hưng Yên, Phủ Lí
D Ninh Bình
- Câu 30 : Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là để
A Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn
B Mở rộng thị trường, tìm kiếm nguyên liệu
C Khai hóa văn minh cho triều Nguyễn
D Truyền đạo
- Câu 31 : Người chỉ huy quân đội triều đình chống lại thực dân Pháp ở Gia Định là
A Trương Định
B Nguyễn Tri Phương
C Nguyễn Hữu Huân
D Võ Duy Dương
- Câu 32 : Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì từ sau năm 1867 là do?
A Nguyễn Hữu Huân bị bắt
B Nguyễn Trung Trực bị hành hình
C Quân giặc mạnh, vũ khí hiện đại
D Phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi
- Câu 33 : Tại sao mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858, thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại