Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (Có lời...
- Câu 1 : Trước tình thế khó khăn của thực dân Pháp trong năm 1860, triều đình nhà Nguyễn đã có động thái gì?
A Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
B Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
C Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
D Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Câu 2 : Quân Pháp đã có hành động gì sau khi làm cho đại đồn Chí Hòa thất thủ vào ngày 24-2-1861?
A Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.
B Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.
C Tiêu diệt lực lượng còn lại ở Gia Định.
D Chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- Câu 3 : Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước
A Giáp Tuất.
B Nhâm Tuất.
C Hácmăng.
D Patonot.
- Câu 4 : “Bao giờ người Tây nhỏ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”Câu nói trên là của ai?
A Nguyễn Trung Trực.
B Nguyễn Hữu Huân.
C Phan Tôn.
D Phan Liêm.
- Câu 5 : Nội dung nào minh chứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại vào năm 1858?
A Nguyễn Tri Phương lãnh đạo nhân dân kháng chiến giành nhiều thắng lợi.
B Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
C Thực dân chịu nhiều thua thiệt trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
D Nhân dân ta thực hiện thành công kế hoạch “vườn không nhà trống”.
- Câu 6 : Pháp tấn công Đà Nẵng vào năm 1858 không vì lí do nào sau đây?
A Thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”.
B Một số gián điệp của Pháp hoạt động ở đây từ trước.
C Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km.
D Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình.
- Câu 7 : Một trong những nội dung quan trọng khiến Việt Nam trở thành “miếng mồi ngon béo bở” của thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX là
A Nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B Việt Nam phục tùng một nước lớn là Trung Quốc.
C Việt Nam có vị trí gần Lào và Campuchia.
D Triều Nguyễn muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Anh.
- Câu 8 : Ý nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)?
A Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì.
B Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Giatô.
C Bồi thường cho Pháp chiến phí tương đương 380 vạn lạng bạc.
D Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp tự do vào buôn bán.
- Câu 9 : Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.
B Nhu cầu thị trường và thuộc địa ngày càng cấp thiết.
C Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.
D Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nề.
- Câu 10 : Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình Huế trong hai năm 1859 và 1860?
A Không kiên quyết phối hợp với nhân dân.
B
Kiên quyết phối hợp cùng nhân dân chống Pháp.
C Bị phân hóa thành hai phe chủ hòa và chủ chiến.
D Sợ Pháp hơn sợ dân.
- Câu 11 : Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) đã mang lại thiệt hại gì nghiêm trọng nhất?
A Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
B Bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp
C Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán
D Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8