Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê Tiết 1 (Có l...
- Câu 1 : Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế vào năm nào? Đặt tên nước là gì?
A Năm 967, đặt tên nước là Đại Cổ Việt.
B Năm 968, đặt tên nước là Đại Việt.
C Năm 968, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
D Năm 969, đặt tên nước là Đại Việt.
- Câu 2 : Dưới thời nhà Đinh, kinh đô nước ta đóng ở đâu?
A Đại La.
B Cổ Loa.
C Hoa Lư.
D Thăng Long.
- Câu 3 : Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nối tiếp sự nghiệp của nhà Đinh là triều đại nào?
A Nhà Lý.
B Nhà Tiền Lê.
C Nhà Trần.
D Nhà Hậu Lê.
- Câu 4 : Thời Tiền Lê, ai là người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống?
A Lê Hoàn.
B Ngô Quyền.
C Đinh Toàn.
D Nguyễn Bặc.
- Câu 5 : Việc Đinh Bộ Lĩnh xưng là hoàng đế có ý nghĩa như thế nào?
A Đinh Bộ Lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình.
B Đinh Bộ Lĩnh muốn khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc.
C Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với các hoàng đế Trung Quốc.
D Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền.
- Câu 6 : Ý nào dưới đây lí giải không đúng nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn làm vua?
A Ông là người có tài thao lược, có trí lớn.
B Được các tướng lĩnh nể phục.
C Ông đang giữ chức Thập đạo tướng quân, được lòng người quy phục.
D Ông ép buộc nhân dân và các tướng lĩnh ủng hộ việc lên làm vua.
- Câu 7 : Dưới triều Tiền Lê, quân địa phương ở các lộ luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng mang lại tác dụng như thế nào?
A Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa bảo vệ được an ninh quốc phòng.
B Đảm bảo phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp trong nước.
C Tránh được nhà Tống sang xâm lược.
D Kết hợp với quân ở triều đình bảo vệ nhà vua.
- Câu 8 : Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, việc Lê Hoàn sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bình thường có ý nghĩa như thế nào?
A Thể hiện nước ta là một nước thắng trận trước Trung Quốc.
B Thể hiện thiện chí muốn quan hệ ngoại giao hòa bình của nước ta.
C Thể hiện Trung Quốc sẽ phải kiêng dè trước nước ta.
D Trung Quốc sẽ không dám đem quân sang xâm lược nước ta.
- Câu 9 : So với bộ máy nhà nước thời Ngô, bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác?
A Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
B Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài hơn bộ máy nhà nước thời Ngô.
C Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, với nhiều chức quan hơn.
D Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ và quy củ hơn.
- Câu 10 : Ý nào dưới đây đánh giá đúng nhất ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống của triều Tiền Lê?
A Chấm dứt thời kì khủng hoảng của nhà Đinh, thể hiện sức mạnh của nhà Tống.
B Thể hiện ý chí chống ngoại xâm và truyền thống bảo vệ đất nước trước quân Nam Hán.
C Khẳng định chủ quyền của dân tộc, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập.
D Giữ vững nền độc lập, thể hiện ý chí quyết tâm chống xâm lược, chứng tỏ bước phát triển mới của dân tộc.
- Câu 11 : Ý nào dưới đây không đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?
A Nhờ tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Đại Việt.
B Triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ.
C Nhà Tống có một số tướng sĩ làm phản, lo sợ nên rút quân về nước.
D Nhờ tài chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.
- Câu 12 : Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn gợi nhớ đến chiến thắng vang dội nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
A Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
B Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mùa xuân năm 40).
C Kháng chiến chống quân Lương xâm lược (545).
D Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7