Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 17 -...
- Câu 1 : Loài động vật nào sau đây ở giới cái có cặp NST giới tính là XY, giới đực là XX?
A Thỏ
B Ruồi giấm
C Châu chấu
D Gà
- Câu 2 : Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp ở thực vật có nguồn gốc từ phân tử nào sau đây?
A C6H12O6.
B H2O.
C CO2.
D C5H10O5.
- Câu 3 : Cho biết alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1?
A Bb × Bb.
B Bb × bb.
C BB × Bb.
D BB × bb.
- Câu 4 : Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới.
B Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến.
C Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.
D Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST.
- Câu 5 : Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:
1.Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
3.Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2nA 5 → 1 → 4
B 4 → 3 → 1
C 3 → 1 → 4
D 1 → 3 → 4
- Câu 6 : Giả sử một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:3’ GAU - AUG- XXX - AAA- UAG – GUA - XGA–5’Khi được dịch mã thì chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh hình thành gồm bao nhiêu axit amin?
A 5
B 4
C 2
D 3
- Câu 7 : Ở người, alen M quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen m quy định bệnh mù màu đỏ lục. Theo lí thuyết, cặp vợ chồng nào sau đây có khả năng sinh con gái bị bệnh mù màu đỏ lục với xác suất 50%?
A XMXm × XmY
B XMXM × XmY
C XmXm × XMY
D XmXm × XmY
- Câu 8 : Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật trên cạn chủ yếu thông qua quá trình
A quang hợp của vi sinh vật.
B hô hấp của sinh vật phân giải.
C quang hợp của thực vật.
D hô hấp của thực vật.
- Câu 9 : Theo lý thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử ab?
A AaBB.
B AAbb.
C aaBB.
D Aabb.
- Câu 10 : Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài.
B Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài.
C Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
D Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài.
- Câu 11 : Quá trình hô hấp hiếu khí gồm 3 giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp. Chu trình Crep xảy ra ở đâu?
A Chất nền của ti thể.
B Tế bào chất.
C Màng trong ti thể
D Màng ngoài ti thể.
- Câu 12 : Trong lịch sử phát sinh và phát triển sự sống qua các đại địa chất, hạt trần và bò sát cổ ngự trị ở:
A Đại Thái Cổ
B Đại cổ sinh
C Đại trung sinh
D Đại tân sinh
- Câu 13 : Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật khác với thú ăn thịt là gì ?
A Có tiêu hóa hóa học.
B Có tiêu hóa cơ học.
C Răng nanh phát triển
D Manh tràng rất phát triển.
- Câu 14 : Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit nào đó xảy ra trong phân tử ADN.(2) Đột biến gen có thể phát sinh ngay khi môi trường không có tác nhân gây đột biến.(3) Đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho thế hệ sau.(4) Kết quả của đột biến gen sẽ tạo ra alen mới cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 15 : Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,6 AA : 0,4 Aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là
A A = 0,3; a = 0,7
B A = 0,8; a = 0,2.
C A = 0,2; a = 0,8
D A = 0,4; a = 0,6.
- Câu 16 : Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thủ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
B Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
C Kích thước quần thể thường dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.
D Các quần thể cùng loài luôn có kích thước quần thể giống nhau.
- Câu 17 : Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật biến đổi gen ?
A Dê chứa gen quy định prôtêin tơ nhện.
B Chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống.
C Cừu Đôly.
D Giống lúa “gạo vàng”.
- Câu 18 : Phép lai P : \({\rm{Aa}}\frac{{{\rm{BD}}}}{{{\rm{bd}}}} \times {\rm{Aa}}\frac{{{\rm{Bd}}}}{{{\rm{bd}}}}\) thu được F1 . Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể dị hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ
A 37,5%
B 25,0%
C 12,5%
D 17,5%
- Câu 19 : Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là
A cân bằng sinh học.
B cân bằng quần thể.
C khống chế sinh học.
D giới hạn sinh thái.
- Câu 20 : Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là
A các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ.
B nước và các ion khoáng.
C nước.
D Các ion khoáng.
- Câu 21 : Cho các quy luật di truyền sau:
(1) Phân li độc lập.
(2) Liên kết gen và hoán vị gen.
(3) Di truyền liên kết giới tính.
(4) Di truyền qua tế bào chất.
(5) Tương tác gen.
Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện ra bao nhiêu nhiêu quy luật di truyền?A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 22 : Có 3 phân tử ADN ở trong nhân tế bào tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 42 mạch polinuclêôtit mới. Cho biết phát biểu nào sau đây sai?
A Mỗi phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 3 lần liên tiếp.
B Quá trình nhân đôi nói trên diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
C Sau khi kết thúc lần nhân đôi cuối cùng, có 6 phân tử ADN con có một mạch của ADN mẹ đầu tiên.
D Sau khi kết thúc lần nhân đồi cuối cùng, có 21 phân tử ADN con có hai mạch ADN hoàn toàn mới.
- Câu 23 : Ở một loài thực vật, trọng lượng quả do 3 cặp gen không alen tương tác với nhau quy định, sự có mặt của 1 alen trội làm cho quả nặng thêm 5 gam, cây nhẹ nhất 30 gam. Cho phép lai AaBbDd × AaBbdd thu được F1. Quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, có bao nhiêu kết luận sau đây phù hợp với F1?(1) Tỉ lệ cây nặng 50 gam là 9/64.(2) Có 6 kiểu gen cho trọng lượng quả nặng 50 gam.(3) Có tối đa 7 kiểu hình.(4) Cây ít nhất có 3 alen lặn chiếm tỉ lệ 13/16.
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 24 : Ở một loài động vật, mỗi cặp tính trạng màu thân và màu mắt đều do một cặp gen quy định. Cho con đực (XY) thân đen, mặt trắng thuần chủng lai với con cái (XX) thân xám, mắt đỏ thuần chủng đơn E. đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ : 20 con đực thân xám, mắt đỏ : 20% con đực thân đen, mắt trắng: 5% con đực thân xám, mắt trắng: 5% con đực , thân đen, mắt đỏ. Tần số hoán vị gen ở cá thể cái F1 là
A 10%.
B 40%.
C 30%.
D 20%.
- Câu 25 : Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:Ở sinh vật nhân sơ, một đoạn mạch gốc ở vùng mã hóa của alen A có trình tự nuclêôtit là 3’...TAX TTX AAA XXG XXX...5’. Alen A bị đột biến điểm tạo ra 3 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:- Alen Al: 3’... TAX TTX AAA XXA XXX...5’.
- Alen A2: 3’...TAX ATX AAA XXG XXX...5’.
- Alen A3: 3’...TAX TTX AAA TXG XXX...5’.
Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 26 : Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có 77/81 số cây hoa đỏ.
III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/9 số cây hoa trắng.
IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa.A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 27 : Cho cây (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 51% cây thân cao, hoa đỏ; 24% cây thân cao, hoa trắng: 24% cây thân thấp, hoa đỏ; 1% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A F1 có 1% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
B F1 có 4 loại kiểu gen dị hợp quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
C Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F1, số cây dị hợp tử về 2 cặp gen chiếm 34%.
D Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là 2/3
- Câu 28 : Một loài thú, phép lai P: ♂\(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\) × ♀\(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\) , thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 có 0,25% số cá thể có kiểu hình lặn 3 tính trạng. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cá thể có kiểu hình trội 2 trong 3 tính trạng ở F1 chiếm tỉ lệ
A 38,25%.
B 36,00%
C 30,75%.
D 48,75%.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen