Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí?
A. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ
B. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
C. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ
D. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.
- Câu 2 : Đường biên giới của nước ta kéo dài 4600km tiếp giáp với các nước là?
A. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia
B. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào.
C. Trung Quốc, Campuchia, Lào.
D. Lào, Thái Lan, Campuchia
- Câu 3 : Hướng vòng cung là hướng chính của?
A. vùng núi Đông Bắc
B. các hệ thống sông lớn
C. dãy Hoàng Liên Sơn
D. vùng núi Bắc Trường Sơn.
- Câu 4 : Về cấu trúc, vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm?
A. có các cánh cung lớn mở rộng ở phía Bắc và phía Đông
B. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam
C. gồm các dãy núi song song so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
- Câu 5 : Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, cần nâng độ che phủ rừng nước ta lên tỉ lệ?
A. 35 – 40%
B. 30 – 35%
C. 40 – 45%.
D. 45 – 50%.
- Câu 6 : Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là?
A. ở miền Bắc muộn hơn miền Nam
B. ở miền Trung sớm hơn miền Bắc
C. chậm dần từ Bắc vào Nam
D. chậm dần từ Nam ra Bắc.
- Câu 7 : Đặc điểm chung của dân số nước ta là?
A. dân số đông, trẻ, tăng nhanh
B. Dân số đông, già, tăng nhanh
C. dân số đông, trẻ, tăng chậm
D. Dân số đông, già, tăng chậm
- Câu 8 : Dân số ở nước ta tăng nhanh gây nên sức ép đối với chất lượng cuộc sống là?
A. bố trí cơ cấu kinh tế
B. vấn đề không gian cư trú
C. tổng thu nhập nền kinh tế quốc dân
D. GDP bình quân theo đầu người
- Câu 9 : Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng , nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh?
A. thực phẩm
B. lương thực
C. cây công nghiệp
D. cây hoa màu
- Câu 10 : Chiếm tỉ trọng cao nhất trong nguồn thịt của nước ta là?
A. Thịt trâu
B. Thịt bò
C. Thịt lợn
D. Thịt gia cầm
- Câu 11 : Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có?
A. đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú.
B. nguồn nước phong phú, nhiệt ẩm dồi dào, nhiều giống lúa tốt
C. nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ, có một mùa mưa lớn.
D. nhiệt ẩm dồi dào, có nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ
- Câu 12 : Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là?
A. nhà nước.
B. tập thể
C. tư nhân, cá thể
D. nước ngoài
- Câu 13 : Trong cơ cấu nông nghiệp theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, ngành giữ vị trì hàng đầu là ngành?
A. chăn nuôi
B. trồng cây lương thực
C. trồng cây công nghiệp
D. nuôi trồng thủy sản
- Câu 14 : Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của?
A. Dải đồng bằng hẹp ven biển
B. Dãy núi Trường Sơn Bắc.
C. Dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc - Nam.
D. Dãy núi Bạch Mã.
- Câu 15 : Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, biểu hiện?
A. Tạo điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái
B. Là nơi lưu giữ các nguồn gen quý
C. Chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy
D. Đảm bảo cân bằng nước, chống lũ lụt và khô hạn.
- Câu 16 : Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta?
A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
B. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp
C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp
- Câu 17 : Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?
A. Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.
B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
C. Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.
D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.
- Câu 18 : Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A.
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.
D. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
- Câu 19 : Loại khoáng sản có giá trị nhất ở đồng bằng sông Hồng là?
A. Than nâu và đá vôi
B. Sét Cao lanh và than nâu
C. Sét Cao lanh và khí đốt
D. Đá vôi và sét Cao lanh
- Câu 20 : Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là vấn đề?
A. phát triển cơ sở năng lượng
B. đa dạng hóa các loại hình phục vụ
C. xây dựng các công trình thủy lợi lớn
D. phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
- Câu 21 : Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là?
A. tăng cường giao lưu kinh tế giữa các huyện đảo.
B. giải quyết nhiều việc làm cho người lao động
C. hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển
D. tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Câu 22 : Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm.(Đơn vị : triệu ha)
A. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
B. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
D. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
- Câu 23 : Mục đích xây dựng Đường dây 500 KV?
A. khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ
B. tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước
C. kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia
D. đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
- Câu 24 : Dựa vào bảng số liệu sau đây về khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo loại hình vận tải.(Đơn vị : nghìn tấn)
A. Đường sông là ngành có tỉ trọng lớn thứ hai nhưng là ngành tăng chậm nhất.
B. Đường biển là ngành có tốc độ tăng nhanh nhất nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi.
C. Đường ô tô là ngành có tỉ trọng cao nhất và tăng nhanh nhất trong các loại hình
D. Đường sắt luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất vì cơ sở vật chất còn nghèo và lạc hậu.
- Câu 25 : Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên là?
A. Đa Nhim
B. Yaly
C. Đồng Nai 4.
D. Buôn Kuôp
- Câu 26 : Hồ Thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là?
A. Trị An
B. Dầu Tiếng
C. Kẻ Gỗ
D. Bắc Hưng Hải
- Câu 27 : Các tỉnh không thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là?
A. Tây Ninh, Đồng Nai
B. An Giang, Long An
C. Bạc Liêu, Cà Mau
D. Đồng Tháp, Kiên Giang
- Câu 28 : Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.
B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
C. Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường.
D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ.
- Câu 29 : Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
A. Biểu đồ kết hợp
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ cột
- Câu 30 : Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là?
A. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ
B. nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
C. góp phần vào hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật
D. giảm chênh lệch phát triển nông thôn với đô thị.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)