Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Địa lí trường THPT...
- Câu 1 : Ý nghĩa to lớn của việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là
A. góp phần cơ bản tình trạng thiếu điện.
B. có tác dụng chống lũ vì hồ chứa có dung tích lớn.
C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
D. đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
- Câu 2 : Việc nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ vì
A. tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa.
B. giải quyết được nhiều việc làm.
C. phát huy được thế mạnh ở tất cả các tỉnh.
D. tận dụng được thời gian rảnh rỗi.
- Câu 3 : Điều nào sau đây không được coi là cơ sở để xác định ngành công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Nhu cầu tiêu thụ điện năng cho sản xuất và đời sống rất lớn.
B. Có cơ sở nhiên liệu phong phú và vững chắc.
C. Sự phát triển của các ngành khai thác mỏ nhiên liệu.
D. Sử dụng vốn đầu tư không lớn nhưng hiệu quả kinh tế cao.
- Câu 4 : Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do
A. có các dòng biển gần bờ.
B. tất cả các tỉnh đều giáp biển.
C. bờ biển có các vũng vịnh, đầm phá.
D. có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ.
- Câu 5 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung Châu Âu?
A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.
C. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.
D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung.
- Câu 6 : Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật nước ta hiện nay là
A. cháy rừng.
B. ô nhiễm môi trường.
C. biến đổi khí hậu.
D. con người khai thác quá mức.
- Câu 7 : Nhận xét nào sau đây không đúng với sự biến thiên nhiệt độ theo Bắc – Nam ở nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần theo Bắc–Nam.
B. Tổng nhiệt độ càng về phía Nam càng tăng.
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm càng vào Nam càng tăng.
D. Nhiệt độ trung bình về mùa hạ không khác nhau nhiều giữa hai miền.
- Câu 8 : Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. bổ sung nguồn lao động.
B. xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
C. giải quyết vấn đề nước.
D. giải quyết tốt vấn đề năng lượng.
- Câu 9 : Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) trang 19 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa đứng vào loại hàng đầu cả nước?
A. An Giang, Kiên Giang.
B. Kiên Giang, Đồng Tháp.
C. Thanh Hóa, Thái Bình.
D. Thái Bình, Sóc Trăng.
- Câu 10 : Hoạt động nào sau đây không được thực hiện trong liên kết vùng Châu Âu?
A. Xuất bản phẩm với nhiều thứ tiếng.
B. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.
C. Các trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.
D. Tổ chức các hoạt động chính trị.
- Câu 11 : Phương hướng nào dưới đây không được áp dụng để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng.
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
- Câu 12 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết hãy cho biết khu kinh tế nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ?
A. Nghi Sơn.
B. Vũng Áng.
C. Hòn La.
D. Chu Lai.
- Câu 13 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bao nhiêu tỉ đồng trong giai đoạn 2000 - 2007?
A. 63.757,9.
B. 73.757,9.
C. 62.757,9.
D. 72.757,9.
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết nơi nào sau đây có đất hiếm?
A. Sơn La.
B. Lai Châu.
C. Hòa Bình.
D. Điện Biên.
- Câu 15 : Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung bộ là
A. thu hút các nguồn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm.
C. tạo ra các nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
D. góp phần phát triển công nghiệp và phân hóa lãnh thổ.
- Câu 16 : Khó khăn tự nhiên lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của LB Nga là
A. giáp với Bắc Băng Dương.
B. nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn.
C. hơn 80% lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới.
D. địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
- Câu 17 : Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
- Câu 18 : Vấn đề về điện ở Duyên hải Nam Trung Bộ được giải quyết không theo hướng nào sau đây?
A. Xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình.
B. Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 kV.
C. Một số nhà máy thủy điện sử dụng nguồn nước từ Tây Nguyên đưa xuống.
D. Sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện.
- Câu 19 : Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
A. Vị trí địa lí.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Thị trường.
- Câu 20 : Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản là dựa vào
A. công dụng kinh tế của sản phẩm.
B. nguồn nguyên liệu.
C. tính chất tác động đến đối tượng lao động.
D. đặc điểm sử dụng lao động.
- Câu 21 : Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để
A. xuất khẩu thu ngoại tệ.
B. dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
C. dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.
D. dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước.
- Câu 22 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 13 - 14, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Sông Mã.
B. Sông Đồng Nai.
C. Sông Thái Bình.
D. Sông Thu Bồn.
- Câu 23 : Cho bảng số liệu: TỔNG DỰ TRỮ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng dự trữ quốc tế của một số quốc gia, năm 2010 và 2015?
A. Việt Nam tăng nhiều hơn Trung Quốc.
B. Trung Quốc tăng ít hơn Nhật Bản.
C. Thái Lan tăng chậm hơn Việt Nam.
D. Nhật Bản tăng ít hơn Việt Nam.
- Câu 24 : Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: nghìn tấn)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015.NXB Thống kê, 2016)
A. Cột.
B. Tròn.
C. Miền.
D. Đường.
- Câu 25 : Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015. (Đơn vị: Nghìn người) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015.NXB Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng về lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2015?
A. Số lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhiều nhất.
B. Lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có tốc độ tăng nhanh nhất.
C. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có tốc độ tăng nhanh nhất.
D. Số lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhiều nhất.
- Câu 26 : Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A. diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.
B. đất đai ở nhiều nơi bị bạc màu.
C. phần lớn là diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.
D. khả năng mở rộng diện tích khá lớn.
- Câu 27 : Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam trung Bộ, không phải vì
A. tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
B. tạo thế mở cửa nền kinh tế.
C. làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ.
D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
- Câu 28 : Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc xây dựng cơ sở hạ tầng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ?
A. Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế với phía nam của Lào và phía bắc củaCampuchia.
B. Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.
C. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện phía tây, phân bố lại dân cư và hình thành các đô thị mới.
D. Góp phần tạo ra sự thay đổi lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
- Câu 29 : Mục đích chính của việc hình thành các khu kinh tế ở Duyên hải Nam trung Bộ là
A. góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
B. thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu.
- Câu 30 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trag 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Lào?
A. Sơn La.
B. KonTum.
C. Đắk Lắc.
D. Nghệ An.
- Câu 31 : Đặc điểm nào sau đây đúng về nền nông nghiệp của Hoa Kì?
A. Hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình.
B. Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành muộn, nhưng phát triển mạnh.
C. Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
D. Hiện nay, các vành đai chuyên canh phát triển mạnh.
- Câu 32 : Ngành công nghiệp của nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm
A. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
C. đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
D. phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước.
- Câu 33 : Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. gió mùa Tây Nam.
B. Tín phong bán cầu Bắc.
C. gió mùa Đông Bắc.
D. gió tây nam.
- Câu 34 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?
A. Tình hình chính trị ổn định.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Câu 35 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉ trọng rừng tự nhiên trong tổng diện tích rừng của cả nước năm 2007?
A. 80%.
B. 60%.
C. 50%.
D. 70%.
- Câu 36 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết Tây Bắc có những cao nguyên nào dưới đây?
A. Sín Chải, Sơn La, Hủa Phan.
B. Sín Chải, Sơn La, Di Linh.
C. Sín Chải, Sơn La, Đồng Văn.
D. Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
- Câu 37 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội.
B. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên.
C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.
D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)