Trắc nghiệm địa 12 bài 17 : Lao động và việc làm
- Câu 1 : Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo
- Câu 2 : Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ
- Câu 3 : Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
B. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước
C. Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
D. Giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước
- Câu 4 : Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta là
A. Trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao
B. Thể lực chưa thật tốt
C. Còn thiếu kĩ năng làm việc
- Câu 5 : Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do
A. Các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
B. Học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động
C. Đời sống vật chất của người lao động tăng
D. Xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc
- Câu 6 : Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động
C. Nâng cao thể trạng người lao động
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí
- Câu 7 : Cơ cấu lao động phan theo thành thị, nông thôn ở nước ta có đặc điểm
A. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị
B. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị
C. Tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau
D. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm
- Câu 8 : Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao dộng ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản
C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng nghành dịch vụ
D. Đẩy mạng xuất khẩu lao động
- Câu 9 : Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc laoij thấp trên thế giới là do
A. Phần lớn lao động sống ở nông thôn
B. Người lao động thiếu cần cù, sáng tạo
C. Năng suất lao động thấp
D. Độ tuổi trung bình của người lao động cao
- Câu 10 : Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta thay đổi, chủ yếu do
A. Kết quả của quá trình đô thị hóa
B. Kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. Có sự phân bộ lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước
D. Yeu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
- Câu 11 : Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là
A. Sản xuất nông nghiệp mang tính màu vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế
B. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp
C. Lực lượng lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn
D. Đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động
- Câu 12 : Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là
A. Đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
B. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ
C. Phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Câu 13 : Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là
A. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn
B. Phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước
C. Xuất khẩu lao động
D. Chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn
- Câu 14 : Mỗi năm nguồn lao động nước ta tăng thêm
A. Khoảng 1 triệu lao động
B. Khoảng 2 triệu lao động
C. Khoảng 3 triệu lao động
D. Khoảng 4 triệu lao động
- Câu 15 : Năng suất lao động ở nước ta hiện nay thuộc nhóm thấp nhất thế giới, nguyên nhân là
A. Trình độ khoa học kĩ thuật và chất lượng lao động thấp
B. Phân bố lao động trong phạm vi cả nước còn bất hợp lí
C. Phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến
D. Trình độ đô thị hóa thấp
- Câu 16 : Biểu hiện nào không chứng tỏ việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?
A. Mỗi năm nước ta phải giải quyết hơn 1 triệu việc làm mới
B. Tỉ lệ thấp nghiệp ở thành thị là 5,3% ( năm 2005)
C. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3% ( năm 2005)
D. Lao động phân bố chênh lệch giữa nông thôn và thành thị
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)