Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2 có đáp án (...
- Câu 1 : Tình hình chính quyền họ Trịnh giữa thế kỉ XVIII như thế nào?
A. Quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.
B. Chia nhau chiếm đoạt ruộng đất công.
C. Nạn tham nhũng lan tràn.
D. Chiếm đoạt tiền của nhân dân.
- Câu 2 : Trận đói khủng khiếp nhất xảy ra ở Đàng Ngoài vào thời gian nào?
A. Năm 1739 – 1740.
B. Năm 1740 – 1741.
C. Năm 1741 – 1742.
D. Năm 1742 – 1743.
- Câu 3 : Chọn câu sai trong các câu sau đây?
A. Thế kỉ XVIII, nhà Lê lập lại chính quyền, điều hành mọi công việc.
B. Dưới thời Lê thế kỉ XVIII, phủ chúa quanh năm hội hè, yến việc.
C. Thời Lê trong thế kỉ XVIII, ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm.
D. Dưới thời Lê thế kỉ XVIII, quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân.
- Câu 4 : Vào thời gian nào hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi?
A. Những năm 30 của thế kỉ XVII.
B. Những năm 40 của thế kỉ XVIII.
C. Những năm 50 của thế kỉ XVIII.
D. Những năm 60 của thế kỉ XVII
- Câu 5 : Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.
B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.
C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
- Câu 6 : Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XVIII.
B. Giữa thế kỉ XVIII.
C. Nửa cuối thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XVIII.
- Câu 7 : Trong triều đình Phú Xuân, ai nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng?
A. Trương Văn Hạnh.
B. Trương Phúc Loan.
C. Trương Phúc Thuần.
D. Trương Phúc Tần.
- Câu 8 : Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở đâu?
A. Điện Biên (Lai Châu).
B. Sơn La.
C. Ba Tơ (Quảng Ngãi).
D. Truông Mây (Bình Định)
- Câu 9 : Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu?
A. Bình Định.
B. Thanh Hóa.
C. Nghệ An.
D. Hà Tĩnh.
- Câu 10 : Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?
A. Tây Sơn – Bình Định.
B. An Khê – Gia Lai.
C. An Lão – Bình Định.
D. Đèo Măng Giang – Gia Lai.
- Câu 11 : Năm 1741 – 1751, là thời gian nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn nào của nông dân ở Đàng Ngoài?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.
C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.
D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
- Câu 12 : Giữa thế kỉ XVIII, tình hình phủ chúa ở Đàng Ngoài như thế nào?
A. Quanh năm hội hè, yến tiệc phung phí tiền của.
B. Chia nhau chiếm đoạt ruộng đất công.
C. Nạn tham nhũng tràn lan.
D. Chiếm đoạt tiền của nhân dân.
- Câu 13 : Khởi nghĩa của Lê Duy Mật diễn ra ở đâu? Kéo dài bao nhiêu năm?
A. Ở Thanh Hóa và Nghệ An. Kéo dài hơn 30 năm.
B. Ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Kéo dài hơn 30 năm.
C. Ở Sơn Tây. Kéo dài hơn 40 năm.
D. Ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Kéo dài hơn 20 năm.
- Câu 14 : Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu diễn ra trong thời gian nào?
A. Năm 1741 – năm 1746.
B. Năm 1741 – năm 1751.
C. Năm 1740 – năm 1745.
D. Năm 1739 – năm 1769.
- Câu 15 : Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?
A. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.
B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.
D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân.
- Câu 16 : Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?
A. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định).
B. Truông Mây (Bình Định).
C. An Khê (Gia Lai).
D. An Thái.
- Câu 17 : Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn quân đánh quân Nguyễn.
B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.
C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.
D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.
- Câu 18 : Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào?
A. Từ Bình Định đến Quảng Ngãi.
B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
C. Từ Quảng Nam đến Bình Định.
D. Từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
- Câu 19 : Năm 1777, diễn ra sự kiện gì?
A. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.
B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
D. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc.
- Câu 20 : Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu xuất phát từ đâu?
A. Bắc Giang
B. Bắc Ninh.
C. Thanh Hóa.
D. Hải Phòng.
- Câu 21 : Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu đã nêu khẩu hiệu gì?
A. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân”.
B. “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”.
C. “Xóa bỏ chế độ phong kiến”
D. “Thực hiện quyền bình đẳng xã hội”.
- Câu 22 : Ai là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam?
A. Nguyễn Hữu Cầu.
B. Lê Duy Mật.
C. Nguyễn Danh Phương.
D. Hoàng Công Chất.
- Câu 23 : Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?
A. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn.
B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế).
C. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn.
D. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam.
- Câu 24 : Chiến thắng ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì?
A. Hạ thành Quy Nhơn.
B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.
C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Đánh đổ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.
- Câu 25 : Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?
A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh
C. Đó là 1 con sông lớn
D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
- Câu 26 : Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?
A. Sầm Nghi Đống.
B. Hứa Thế Hanh.
C. Tôn Sĩ Nghị.
D. Càn Long.
- Câu 27 : Nhân dân gọi nghĩa quân Tây Sơn là “giặc nhân đức” vì:
A. “Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”, xóa nợ và bỏ nhiều thứ thuế cho dân.
B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.
D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân.
- Câu 28 : Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại nhưng đó đã làm cho….bị lung lay”?
A. Cơ đồ nhà Lê.
B. Cơ đồ họ Trịnh.
C. Cơ đồ chúa Nguyễn.
D. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh.
- Câu 29 : Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá cả khung cửi, vì thuế cá tôm mà xé chài lưới… đó là tình hình công thương nghiệp nước ta vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVII.
B. Đầu thế kỉ XVIII.
C. Giữa thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XVIII.
- Câu 30 : Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ai tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân?
A. Nguyễn Nhạc.
B. Nguyễn Lữ.
C. Nguyễn Hữu Chỉnh.
D. Nguyễn Hữu Cầu.
- Câu 31 : Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?
A. Nguyễn Huệ.
B. Nguyễn Nhạc.
C. Nguyễn Lữ.
D. Cả ba anh em Tây Sơn.
- Câu 32 : Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?
A. Năm 1778.
B. Năm 1788.
C. Năm 1789.
D. Năm 1790.
- Câu 33 : Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ Dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào?
A. Đống Đa – Hà Nội – Ngọc Hồi.
B. Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Đống Đa – Ngọc Hồi – Hà Hồi.
D. Ngọc Hồi – Hà Hồi – Đống Đa.
- Câu 34 : Nguyễn Huệ quyết định chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch vì:
A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
C. Đó là một con sông lớn.
D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
- Câu 35 : Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là:
A. Hạ thành Quy Nhơn.
B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.
C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Đánh đổ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7