Phân tích văn bản "Mấy ý nghĩ về thơ" !!
- Câu 1 : Theo tác giả, “Thơ là biểu hiện của tâm hồn con người” đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Câu 2 : Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là:
A. Hình ảnh thơ
B. Tư tưởng và cảm xúc trong thơ
C. Thơ là biểu hiện tâm hồn con người
D. Cái thực trong thơ
- Câu 3 : Đáp án nào dưới đây không đúng về khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người:
A. Là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị rập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước
B. “Thơ là một thứ nhạc, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý”
C. “Nhịp điệu thơ được hình thành từ những cảm xúc, hình ảnh và trong khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động”.
D. Đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm. Điều đó có nghĩa thơ là biểu hiện của tâm hồn con người.
- Câu 4 : Theo Nguyễn Đình Thi, hình ảnh thơ là:
A. “Là phần thịt xương hơn cả đời sống tâm hồn”
B. “Hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào ấy. Đụng chạm với hành động hằng ngày, tâm hồn nảy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắt trên đe. Người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên một bó sáng, nó là hình ảnh thơ”.
C. “Hình ảnh thực có ý nghĩa”
D. “Hình ảnh tự nhiên hiện lên trước mắt"
- Câu 5 : Trong tác phẩm, Nguyễn Đình Thi cho rằng tư tưởng của thơ bắt nguồn từ đâu?
A. Từ chính tư duy trừu tượng của thơ
B. Từ việc kế thừa tư tưởng của những người đi trước
C. Tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 6 : Theo tác giả, đường đi của thơ khác với văn xuôi ở điểm nào?
A. Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số
B. Đường đi quanh co
C. Thơ lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này qua điểm khác
D. Tất cả các đáp án đều đúng
- Câu 7 : Nội dung dưới đây đúng hay sai? “Về thơ tự do, thơ không vần, tác giả cho rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”.
A. Đúng
B. Sai
- - Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
- - Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiết 1
- - Trắc nghiệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- - Trắc nghiệm Tuyên ngôn Độc lập - Phần Tác giả - Ngữ văn 12
- - Trắc nghiệm Khái quát VHVN từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Bài viết số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiếp theo - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ) - Ngữ Văn 12