Đề kiểm tra chương 1 Cơ học- Vật lý 8- Đề 5
- Câu 1 : Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chiếc áp kế sau:
- Câu 2 : Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A Người đứng cả hai chân.
B Người đứng co một chân.
C Người nằm thẳng.
D Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả táo.
- Câu 3 : Muốn tăng áp suất thì không nên làm theo cách nào sau đây?
A Tăng áp lực.
B Giảm diện tích bị ép.
C Thực hiện đồng thời theo cả A và B.
D Tăng diện tích bị ép.
- Câu 4 : Trong hình vẽ là một người cầm chiếc đinh ghim bằng ngón trỏ và ngón cái. Khi tác dụng lực lên đinh ghim thì ngón cái sẽ thấy đau. Lí giải nào sau đây là phù hợp nhất?
A Ngón cái chịu lực lớn hơn.
B Ngón chỏ chịu lực nhỏ hơn.
C Ngón cái chịu áp suất lơn hơn.
D Đầu đinh ghim tạo ra áp suất tác dụng lên ngón cái.
- Câu 5 : Một con chim có thể bước đi trên các lá ở trên mặt nước mà không bị chìm. Lí giải nào sau đây là phù hợp nhất?
A Trọng lượng của con chim nhỏ.
B Áp lực do chim gây ra được chia đều ra các ngón chân chim.
C Áp lực do chim gây ra được chia đều ra bề mặt của lá cây.
D Con chim đi nhẹ nhàng.
- Câu 6 : Một cậu bé ngồi ở trên mặt một chiếc bàn. 4 chân bàn hình tròn có bán kính là 4cm. Áp suất dưới mỗi chân bàn là 15910Pa. Bàn có trọng lượng 20N. Trọng lượng của cậu bé là:
A 26,4N.
B 60N.
C 20N.
D 80N.
- Câu 7 : Một bình đựng nước có thủng ba lỗ ở trên thành. Quan sát hình vẽ và cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
A áp suất tại R lớn hơn áp suất ở Q.
B áp suất tại Q lớn hơn áp suất ở P.
C áp suất tại P lớn hơn áp suất ở Q.
D áp suất tại R lớn hơn áp suất ở P.
- Câu 8 : Trọng lượng riêng của các chất lỏng tăng dần theo thứ tự bình Q, bình R, bình S. Sự so sánh áp suất ở đáy các bình theo cách nào dưới đây là đúng?
A pQ > pR > pS.
B pS > pQ > pR.
C pS > pR > pQ.
D pQ = pR = pS.
- Câu 9 : Trong hình vẽ thể hiện một người đàn ông ngồi trên một bàn đinh. Hãy giải thích tại sao người đàn ông này có thể ngồi như thế?Giả sử: người đàn ông này nói với con mình: "bố tập luyện nhiều nên mới ngồi được trên nhiều đinh. Con mới bắt đầu tập luyện thì nên bắt đầu từ việc ngồi trên 1 chiếc đinh." Hỏi, ông bố hướng dẫn con như thế là đúng hay sai? Tại sao?
- Câu 10 : Một người có khối lượng 60kg, diện tích một bàn chân là 200cm2. Hãy tính áp suất do người đó tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp:a) Đứng trên sàn bằng 1 chân.b) Đứng trên sàn bằng 2 chân.c) Đứng trên sàn bằng 2 chân nhưng trên tay cầm một chậu nước nặng 10kg.
- Câu 11 : Hai bình A, B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao. Sau khi mở khóa K thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
A Dầu chảy từ bình A sang bình B do cột chứa dầu lớn hơn.
B Nước chảy từ bình B sang bình A do trọng lượng riêng của nước lớn hơn.
C Không có hiện tượng gì xảy ra do độ cao 2 cột chất lỏng là như nhau.
D Dầu và nước chảy qua lại hai bình và trộn lẫn với nhau và chiều cao cột chất lỏng hai bên vẫn bằng nhau.
- Câu 12 : Cứ lặn xuống sâu thêm 13m thì áp suất tăng thêm khoảng 76cmHg. Hỏi, khi lặn xuống tới độ sâu 39m thì phải chịu một áp suất bằng bao nhiêu lần áp suất khí quyển ở trên mặt đất.
A 2 lần.
B 3 lần.
C 4 lần.
D 5 lần.
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng