30 bài tập Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nướ...
- Câu 1 : Tuy gia tăng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây?
A Quy mô dân số lớn.
B Tuổi thọ ngày càng cao.
C Cơ cấu dân số già.
D Gia tăng cơ học cao.
- Câu 2 : Vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc là
A phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.
B sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C các dân tộc ít người sống tập trung ở miền núi.
D mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng.
- Câu 3 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, dân tộc nào là dân tộc thiểu số rất ít người ?
A Mường
B Ê-đê
C Chăm
D Bố Y
- Câu 4 : Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng chủ yếu là vì
A điều kiện tự nhiên ít khó khăn hơn.
B lịch sử định cư sớm hơn.
C đất đai dùng để quy hoạch phát triển cây công nghiệp.
D điều kiện kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.
- Câu 5 : Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do:
A Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ.
B Cấu trúc dân số trẻ.
C Quy mô dân số đông.
D Mật độ dân số cao
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 5, thành phố có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A Hà Nội.
B thành phố Hồ Chí Minh.
C Đà Nẵng.
D Hải Phòng.
- Câu 7 : Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do :
A Loài người định cư khá sớm.
B Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
C Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
D Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.
- Câu 8 : Trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đang là trở ngại cho vấn đề nào?
A Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
B Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
C Nâng cao chất lượng cuộc sống
D Mở rộng hợp tác quốc tế
- Câu 9 : Hậu quả nghiêm trọng của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là
A tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm
B các vùng xuất cư thiếu hụt lao động
C làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư
D gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng nước ta
- Câu 10 : Dân số Việt Nam có nhiều thời kì xảy ra bùng nổ dân số là do:
A Nông nghiệp là ngành chính.
B Không có biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
C Các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
D Tâm lí tư tưởng lạc hậu.
- Câu 11 : Dân số nước ta tập trung đông ở nông thôn không phải do nguyên nhân nào sau đây?
A Lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn.
B Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C Nghề lúa nước cần nhiều lao động.
D Diện tích đồng bằng châu thổ rộng.
- Câu 12 : Nhận xét nào không còn phù hợp với đặc điểm dân số Việt Nam?
A Đông dân, nhiều thành phần dân tộc
B Dân số tăng còn nhanh
C Cơ cấu dân số trẻ
D Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Câu 13 : Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nước ta phải phân bố lại dân cư?
A Giảm khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo.
B Thực hiện quá trình công nghiệp hóa.
C Tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động.
D Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
- Câu 14 : Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp chủ yếu do
A đất lâm nghiệp là chủ yếu.
B lao động có trình độ cao ít.
C điều kiện tự nhiên khó khăn.
D có nhiều dân tộc sinh sống.
- Câu 15 : Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số đến chất lượng cuộc sống là:
A Ô nhiễm môi trường
B Cạn kiệt tài nguyên
C Giảm thu nhập bình quân đầu người.
D Giảm tốc độ phát triển kinh tế
- Câu 16 : Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng và đồi núi ảnh hưởng lớn đến:
A Việc sử dụng lao động
B Mức gia tăng dân số thành thị
C Tốc độ đô thị hóa
D Quy mô dân số nông thôn – đô thị
- Câu 17 : Chiến lược phát triển dân số nào nhằm khắc phục sự phân bố dân cư chưa hợp lí?
A Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số
B Thúc đẩy phân bố dân cư, lao động giữa các vùng
C Xây dựng chính sách chuyển dịch cơ cấu dân nông thôn – thành thị
D Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn
- Câu 18 : Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí đã ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng lao động và
A Khai thác tài nguyên.
B Ô nhiễm môi trường.
C Nâng cao mức sống.
D Vấn đề việc làm
- Câu 19 : Nửa đầu thế kỉ XX, gia tăng dân số tự nhiên của nước ta thấp là do
A tỉ suất sinh thấp, tỉ suất từ thấp.
B tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao.
C tỉ suất sinh cao, tỉ suất từ cao.
D tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp.
- Câu 20 : Giải pháp nào hiểu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi
A khuyến khích dân ở các vùng đồng bằng, ven biển di chuyển lên khu vực miền núi.
B phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi.
C thực hiện chính sách di dân tự do để tự điều hòa dân số giữa các vùng.
D chuyển bớt dân số thành thị về các vùng nông thôn.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)