Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 33 (có đáp án) Miền Nam...
- Câu 1 : Lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là:
A. Quân đội Mĩ
B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
C. Quân đồng minh của Mĩ
D. Quân đồng minh của Mĩ, quân đội Việt Nam Cộng hòa
- Câu 2 : Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là gì?
A. Mở cuộc hành quân chiếm đất giành dân
B. Mở các cuộc càn quét
C. Dồn dân lập ấp chiến lược
D. Mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định
- Câu 3 : Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?
A. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công
B. Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt
C. Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào
D. Đồng khởi
- Câu 4 : Hướng tiến công chính của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong mùa khô 1965-1966 là:
A. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ và Liên khu V.
D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
- Câu 5 : Khả năng đánh thắng quân Mĩ của quân dân miền Nam tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?
A. Trận Núi Thành (1965)
B. Cuộc phản công hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
D. Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1968-1969
- Câu 6 : Mĩ đã làm gì để thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trong chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"?
A. Thỏa hiệp với các nước lớn
B. Khơi sâu sự khác biệt về lịch sử - văn hóa
C. Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng xung kích trong quá trình xâm lược Lào, Cam-pu-chia
D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc để ngăn cản sự chi viện cho Lào, Cam-pu-chia
- Câu 7 : Quân đội Việt Nam đã phối hợp với lực lượng nào để đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn- 719” (1971) của quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa?
A. Quân đội miền Bắc
B. Quân dân Lào
C. Quân dân Campuchia
D. Quân dân Lào và Campuchia
- Câu 8 : Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968
B. Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971
C. Tiến công chiến lược năm 1972
D. Điện Biên Phủ trên không năm 1972
- Câu 9 : Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là:
A. Tây Nguyên
B. Đông Nam Bộ
C. Liên khu V
D. Quảng Trị
- Câu 10 : Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?
A. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia
B. Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương
C. Liên minh chống Mĩ được thành lập
D. Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia
- Câu 11 : Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Việt Nam?
A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc
B. Hội nghị Pari được nối lại
C. Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam
D. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết
- Câu 12 : Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong hiệp định Pari năm 1973?
A. Việt Nam tiếp tục sự chia cắt với biên giới quốc gia là vĩ tuyến 17
B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định
C. Việt Nam sẽ thống nhất thông qua cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế
D. Việt Nam sẽ thống nhất sau khi Mĩ và quân Đồng minh rút hết
- Câu 13 : Vì sao trong những năm 1965-1968 Mĩ lại triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?
A. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
B. Do tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
C. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”
D. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
- Câu 14 : Chiến thắng nào đã chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”?
A. Núi Thành (1965)
B.Vạn Tường (1966)
C. Hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
- Câu 15 : Lý do chính buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
A. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”
B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mĩ
C. Tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây
D. Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa
- Câu 16 : Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là gì?
A. Dùng người Việt đánh người Việt
B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
C. Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường
D. Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ
- Câu 17 : Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là:
A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
D. Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam
- Câu 18 : Ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là:
A. Hoa Kì công nhận sự tồn tại của các lực lượng chính trị ở miền Nam
B. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của miền Nam
C. Để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình
D. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút quân về nước
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu