Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 25 (có đáp án) Những năm...
- Câu 1 : Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?
A. Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định
B. Chuẩn bị rút quân về nước
C. Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam
D. Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang
- Câu 2 : Ngày 19-12-1946, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị toàn dân kháng chiến
B. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị kháng chiến- kiến quốc
C. Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"
D. Chính phủ Việt Nam thương lượng với chính phủ Pháp về vấn đề đình chiến ở Việt Nam
- Câu 3 : “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?
A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến
B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
- Câu 4 : Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
C. Trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
- Câu 5 : Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông
C. Chiến dịch Biên giới thu- đông
D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ
- Câu 6 : Binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhận nhiệm vụ đổ bộ bất ngờ, đánh chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới cuối năm 1947?
A. Binh đoàn bộ binh
B. Binh đoàn thủy quân lục chiến
C. Binh đoàn dù
D. Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến
- Câu 7 : Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã chuyển sang thực hiện âm mưu gì?
A. “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
B. Tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
C. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
D. Kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
- Câu 8 : Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
A. Trung Quốc
B. Liên Xô
C. Cộng hòa Dân chủ Đức
D. Tiệp Khắc
- Câu 9 : “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
A. Kháng chiến toàn dân
B. Kháng chiến toàn diện
C. Kháng chiến trường kì
D. Kháng chiến lâu dài
- Câu 10 : Văn kiện lịch sử nào không phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
- Câu 11 : Đâu không phải là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
A. Giam chân địch trong thành phố
B. Tạo điều kiện di chuyển cơ quan đầu não, cơ sở vật chất về chiến khu an toàn
C. Hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến
D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp
- Câu 12 : Nguyên nhân chính để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân là:
A. Vận dụng kinh nghiệm đánh giặc của cha ông trong lịch sử
B. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”
C. Để làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù
D. Để huy động sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám (1945)
- Câu 13 : Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn diện?
A. Để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn của thực dân Pháp
B. Để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi người dân trong cuộc kháng chiến
C. Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài
D. Để tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
- Câu 14 : Cơ sở chính để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?
A. Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp
B. Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
C. Để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng
D. Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu