Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường...
- Câu 1 : Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là gì?
A. mARN
B. ADN
C. tARN
D. rARN
- Câu 2 : Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen nào sau đây?
A. aabb.
B. aaBB.
C. AAbb.
D. AaBb.
- Câu 3 : Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là:
A. 0,42.
B. 0,09.
C. 0,30.
D. 0,60.
- Câu 4 : Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đởi con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. aa x aa.
B. Aa x Aa.
C. Aa x aa.
D. AA x AA.
- Câu 5 : Tại vùng chín của gà, người ta quan sát được các NST của một tế bào đang sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Hãy cho biết số lượng và trạng thái NST của tế bào nói trên.
A. 39 NST ở trạng thái kép
B. 78 NST ở trạng thái kép
C. 78 NST ở trạng thái đơn
D. 39 NST ở trạng thái đơn
- Câu 6 : I. 1:1 II. 3 : 3 : 1 : 1 III. 1: 1: 1 : 1 IV. 1:1:1:1:1:1:1:1Số phương án đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 7 : Xét các loài thực vật: ngô; xương rồng; cao lương. Khi nói về quang hợp ở các loài cây này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Ở cùng một nồng độ CO2 giống nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ quang hợp giống nhau.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 8 : Quá trình tiêu hóa xenlulôzơ của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở vị trí nào sau đây?
A. Dạ múi khế
B. Dạ tổ ong
C. Dạ lá sách
D. Dạ cỏ
- Câu 9 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
D. Đảo đoạn.
- Câu 10 : Cho nhiều hạt nảy mầm vào một bình nối kín với ống đựng nước vôi trong hay Ca(OH)2 loãng, sau một thời gian nước vôi vẫn đục chứng tỏ
A. Hô hấp tiêu thụ ôxi.
B. Hô hấp sản sinh CO2.
C. Hô hấp giải phóng hóa năng.
D. Hô hấp sinh nhiệt.
- Câu 11 : Xét các đặc điểm sau:1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 12 : Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. Hỗ trợ cùng loài.
B. Cạnh tranh cùng loài.
C. Hội sinh.
D. Hợp tác.
- Câu 13 : Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
C. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
D. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.
- Câu 14 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Nguyên sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Đại Trung sinh.
- Câu 15 : Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này.
B. Trong O2.
C. Trong NADH và FADH2
D. Mất dưới dạng nhiệt.
- Câu 16 : Ở người, nhóm máu ABO do gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Bố có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB, nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người mẹ?
A. Nhóm máu B.
B. Nhóm máu AB.
C. Nhóm máu O.
D. Nhóm máu A.
- Câu 17 : Trong hô hấp ở thực vật, axit lactic có thể là sản phẩm của quá trình nào?
A. Quá trình hô hấp hiếu khí.
B. Quá trình lên men.
C. Quá trình đường phân.
D. Chuỗi chuyền êlectron.
- Câu 18 : Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng trong số những phát biểu sau:I. Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị khí.
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
- Câu 19 : Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thởi gian, sau cỏ là tràng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 20 : Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
- Câu 21 : Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.
B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
- Câu 22 : Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
- Câu 23 : Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là gì?
A. ADN và prôtêin histôn.
B. ADN và mARN.
C. ADN và tARN.
D. ARN và prôtêin.
- Câu 24 : Gen M có 5022 liên kết hiđrô và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T. Trên mạch hai của gen có G = A + T. Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô trở thành alen m. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 25 : 1. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 1 của người bố, mẹ giảm phân bình thường.2. Sự rối loạn phân li có thể diễn ra ở lần giảm phân 2 của người bố, mẹ giảm phân bình thường.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 26 : Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 27 : Một quần thể tự thụ phấn, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. F2 Có tối đa 8 loại kiểu gen.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
- Câu 28 : IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 -11 là 1/2.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
- Câu 29 : Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 30 : Coaxeva là gì?
A. Các hợp chất hữu cơ có 3 nguyên tố : C, H, O như : lipit saccarit
B. Các hợp chất hữu cơ hpana tử hòa tan trong nước dưới dạng những dung dịch keo
C. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt nhỏ
D. Các enzim kết hợp với các ion kim loại và liên kết với các polypeptit
- Câu 31 : Đối với tiến hoá, thường biến có ý nghĩa như thế nào?
A. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá.
B. Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá.
C. Qui định chiều hướng của quá trình tiến hoá.
D. Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hoá.
- Câu 32 : Intrôn là gì?
A. Đoạn gen chứa trình tự nu đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen.
B. Đoạn gen không có khả năng phiên mã và dịch mã.
C. Đoạn gen mã hoá các axit amin.
D. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã.
- Câu 33 : Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen qui định. Cho hai cây đều có hoa hồng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. F có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- Câu 34 : Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể
A. Cây cỏ ven bờ.
B. Đàn cá chép trong ao.
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.
D. Cây trong vườn.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen