Để thi chính thức THPT QG môn Sinh học năm 2017 -...
- Câu 1 : Khi nói về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể.
B Đột biến đảo đoạn làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C Đột biến chuyển đoạn có thể làm cho gen chuyển từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
D Đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài của nhiễm sắc thể.
- Câu 2 : Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:Cho biết diện tích khu phân bố của mỗi quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.II. Kích thước quần thể B bằng kích thước quần thề D.III. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.IV. Giả sử kích thước quần thể D tăng 1%/năm thì sau 1 năm, quần thể D tăng thêm 50 cá thể.
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 3 : Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ: 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1?I. AaBbdd x AABBDD. II. AaBBDD x AABbDD. III. Aabbdd x AaBbdd.IV. AaBbdd x aaBbdd. V. AaBbDD x AABbdd. VI. AaBBdd x AabbDD.
A 4
B 6
C 5
D 3
- Câu 4 : Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau: Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di - nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
B Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
C Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
D Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
- Câu 5 : Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trến nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội như sau: Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A Quần thể II có tần số kiểu gen AA là 0,16.
B Quần thể I có tần số kiểu gen Aa là 0,32.
C Trong 4 quần thể trên, quần thể IV có tần số kiều gen Aa lớn nhất.
D Quần thể III có thành phần kiểu gen là: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen