- Trao đổi nước - khoáng - nito ở thực vật
- Câu 1 : Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ có đặc điểm nào sau đây?1. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.2. Có không bào phát triển lớn.3. Độ nhớt của chất nguyên sinh cao.4. Áp suất thẩm thấu rất lớn.
A
1,2,4.
B 2,3,4.
C 1,2.
D 2,4.
- Câu 2 : Đặc tính của nước làm cho nó trở thành dung môi tốt nhất là
A
tính phân cực.
B
Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
C sức căng bề mặt lớn.
D nhiệt dung đặc trưng cao.
- Câu 3 : Nước không có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật1. Quyết định sự phân bố thực vật trên trái đất2. Là thành phần bắt buộc của bất kì tế bào sống nào.3. Là dung môi hoà tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ.4. Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất5. Đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra.6. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.7. Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp.8. Kết hợp với CO2 tạo H2CO3 kích thích quang hợp xảy ra.
A 5, 6, 7, 8.
B 1, 2, 5.
C 5, 8.
D 3, 5, 6, 7.
- Câu 4 : Điều kiện quan trọng nhất để thực vật ở cạn hút được nước là
A
đất tơi xốp và thoáng khí.
B đất phải có độ ẩm cao.
C dung dịch đất là ưu trương so với dịch bào của rễ.
D dung dịch đất là nhược trương so với dịch bào của rễ.
- Câu 5 : Thực vật ở cạn có thể chết khi cây bị ngập úng. Điều nào sau đây là giải thích không đúng cho hiện tuợng đó?
A
Ngập úng làm cho rễ bị thiếu oxi nên không hô hấp được.
B Khi thiếu oxi, quá trình phân giải yếm khí tạo ra nhiều sản phẩm độc cho cây.
C Lông hút không được hình thành mà còn bị chết nhiều.
D Cây hút nước nhiều hơn thoát, làm mất cân bằng nước.
- Câu 6 : Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do:
A
Nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân.
B Nước từ khoảng gian bào tràn ra.
C Nước được rễ đẩy lên phần trễn bị tràn ra.
D Nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát.
- Câu 7 : Thực vật ở cạn có thể hấp thụ nước nhờ một loạt biến đổi thích nghi của hệ rễ ngoại trừ một điều
A
Hệ rễ phát triển đâm sâu và lan rộng.
B Rễ sinh trưởng liên tục hình thành số lượng lông hút khổng lồ.
C Rễ có tính hướng đến nguồn nước.
D Lông hút được hình thành ở mọi miền của rễ.
- Câu 8 : Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt do:1. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.2. Có sự bão hoà hơi nước trong chuông thuỷ tinh.3. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trễn phiến lá.4. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
A 2,4.
B 2
C 4
D 1, 3
- Câu 9 : Đối với thực vật ở cạn, nếu đất ngập nước lâu ngày cũng làm cây bị chết vì
A Nước vào tế bào quá nhiều làm vỡ tế bào.
B Cây hút nước nhiều hơn thoát làm mất cân bằng nước trong cây.
C Rễ không hô hấp được nên không thể tạo ra năng lượng cần thiết.
D Các chất dinh dưỡng trong cây bị khuếch tán ra môi trường ngoài
- Câu 10 : một số loài cây gỗ lớn (thông, sồi) rễ không có lông hút nhưng chúng vẫn lấy được nước và muối khoáng nhờ
A Hấp thụ trực tiếp qua biểu bì của rễ.
B Hình thành rễ phụ để thực hiện chức năng này.
C Chúng chủ yếu hấp thự nước qua lá.
D Chúng cộng sinh-với một loại nấm hình thành nấm rễ.
- Câu 11 : Áp suất rễ có được do nguyên nhân nào?1. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước.2. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.3. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.4. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào.
A 1,4
B 2,4.
C 2,3.
D 1,2.
- Câu 12 : Phát biểu nào sau đây đúng?I. trời lạnh, sức hút nước của cây giảm.II. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.III. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.IV. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa dông do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước.
A III,IV.
B I,III,IV.
C I,III.
D I,II,III
- Câu 13 : Sự hút nước bằng cách thẩm thấu phụ thuộc nhiều vào sự chêmh lệch nồng độ giữa dịch bào và dung dịch đất. Hầu hết thực vật ở cạn tạo ra sự chênh lệch đó nhờ quá trình
A Thoát hơi nước ở lá.
B Tổng hợp các chất qua quá trình quang hợp.
C Phân giải các chất trong hô hấp.
D Cả 3 quá trình trên.
- Câu 14 : Yếu tố nào không phải là động lực vận chuyển nước từ rễ lên lá?
A Áp suất rễ.
B Quá trình thoát hơi nước ở lá.
C Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa cột nước với thành mạch.
D Nồng độ dịch vận chuyển.
- Câu 15 : Nghiên cứu quá trình sử dụng nước của cây người ta thu được số liệu sau: Khi cây hấp thụ 1000 gam nước thì có 990 gam bốc hơi qua lá, chỉ có 10 gam được cây giữ lại. Lượng nước bốc hơi đó không phải để
A Bảo vệ lá khỏi bị đốt nóng.
B Làm đậm đặc nồng độ dịch bào..
C Tạo sức hút để vận chuyển các chất từ rễ lên lá.
D Điều hòa khí hậu
- Câu 16 : Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến 10 mét?1. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.2. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước.3. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ.4. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.
A
3,4.
B 2,4.
C 2,3.
D 1.4.
- Câu 17 : Khác với mạch libe, mạch gỗ có cấu tạo
A Gồm các tế bào chết.
B Gồm các tế bào sống nối thông với nhau.
C Gồm các tế bào sống và các tế bào chết xen kẽ nhau.
D Gồm nhiều lớp tế bào có vách dày.
- Câu 18 : Động lực chủ yếu của sự vận chuyển các chất trong mạch libe (mạch rây) là
A Sức hút của trọng lực.
B Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các tế bào sản xuất và tiêu thụ saccaro.
C Sự chênh lệch nồng độ giữa các tế bào phần vỏ và phần ruột.
D Lực liên kết giữa dòng chất lỏng với thành mạch.
- Câu 19 : Đây là thành phần không thể thiếu của axit nucleic, ATP, phôtpholipit và coenzim. Khi thiếu nó cây còi cọc, lá màu xanh đậm với các gân màu huyết dụ. Nó là nguyên tố
A Nitơ.
B Phốtpho.
C Magiê.
D Lưu huỳnh.
- Câu 20 : Quá trình khử nitrat trong mô thực vật được hoạt hoá bởi
A Các enzim nitrogenaza.
B Các vi sinh vật cộng sinh trong rễ cây.
C Các nguyên tố vi lượng Fe và Mo.
D Các nguyên tố vi lượng Cu và Zn.
- Câu 21 : Quá trình nào sau đây không phải là cách mà thực vật sử dụng để đồng hoá NH4+ ?
A Amin hoá trực tiếp các axit xêtô.
B Chuyển vị amin tạo thành các axit amin khác nhau,
C hình thành các amit.
D Tạo thành muối amôn.
- Câu 22 : Quá trình gắn phân tử NH4+ vào một axít amin đicacboxilic có ý nghĩa sinh học quan trọng là
A Tránh cho tế bào không bị đầu độc bởi NH3.
B Dự trữ NH3 để tổng hợp axit amin khi cần thiết,
C Là bước trung gian để tổng hợp các axit amin.
D Tất cả đều đúng.
- Câu 23 : Thực vật không thể cố định nitơ phân tử vì
A Thực vật chỉ hấp thụ nitơ qua rễ.
B Quá trình này đòi hỏi diễn ra ở nhiệt độ cao.
C Thực vật không có enzim nitrogenaza.
D Thực vật chi có thể hấp thụ các chất hoà tan trong nước.
- Câu 24 : Các biện pháp làm đất trong nông nghiệp : cày lật úp rạ xuống, phơi ải, làm cỏ, sục bùn... Ngoài tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khi còn có ý nghĩa
A Ngăn cản quá trình rửa trôi.
B Chuyển hoá các hợp chất khoáng khó tan thành dạng hoà tan cây dễ hấp thụ.
C Duy trì pH đất ổn định.
D Làm tăng sự khuếch tán của nitơ không khí vào trong đất.
- Câu 25 : Để cải tạo đất người ta thường trồng các cây họ đậu vì
A Đây là cây ngắn ngày nên nhanh chóng thu hoạch.
B Chúng có vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh ở rễ nên phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng.
C Chúng có vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh ở rễ nên có thể bổ sung đạm cho đất.
D Ít phải chi phí bón phân
- Câu 26 : Điều nào sau đây không phải do tác động của rễ đến môi trường sống ?
A Khử bớt độc cho đất và nước.
B Làm cho đất tơi xốp và có kết cấu.
C Làm tăng độ ẩm của đất.
D Tiết một số chất kích thích hoạt động của vi sinh vật đất.
- Câu 27 : Nhiệt độ có ảnh hưởng
A
chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.
B đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá.
C chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rễ.
D chỉ đến sự vận chuyển nưóc ở thân.
- Câu 28 : Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào ?
A
Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.
B Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
C Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.
D Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
- Câu 29 : Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là
A
vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
C vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
- Câu 30 : Sự thoát hơi nước qua khí khổng diễn ra qua 3 giai đoạn:1. Hơi nước khuếch tán từ khe qua khí khổng.2. Nước bốc hơi từ bề mặt tế bào nhu mô lá vào gian bào.3. Hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra không khí xung quanh.Thứ tự của ba giai đoạn trên là:
A 3,2,1
B 1,2,3
C 2, 1,3
D 2,3. 1
- Câu 31 : Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng
A Ánh sáng
B Phân bón.
C Nhiệt độ
D Nước.
- Câu 32 : Ngoài sáng khí khổng mở ra theo diễn biến nào sau đây?
A
Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 giảm, độ chua tế bào tăng, đường bị biến đổi thành tinh bột, nồng độ dịch bào tăng, tế bào hạt đậu trương nước và khí khổng mở.
B Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 trong tế bào giảm, độ chua của tế bào hạ, kích thích enzim photphorilaza biến đổi đường thành tinh bột, nồng độ dịch bào tăng, tế bào hút nước và trương nước làm mở khí khổng.
C Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 trong tế bào giảm, độ chua của tế bào hạ, enzim biến đổi tinh bột thành đường, áp suất thẩm thấu tế bào hạt đậu tăng, tế bào hút và trương nước, khí khổng mở ra.
D Tế bào hại đậu quang hợp, lượng CO2 giảm, độ chua tế bào tăng, tinh bột bị biến đổi thành đường, nồng độ dịch bào tăng, tế bào hạt đậu hút và trương nước, khí khổng mở.
- Câu 33 : Tại sao ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đước lại có thể lấy được nước?
A Do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất.
B Do các loài này có bộ phận đặc biệt ờ rễ, nhờ đó có thể lây được nước.
C Do màng tế bào rễ các loài này, có cấu trúc phù hợp với khả năng lấy được nước ở môi trường đất, có nồng độ cao hớn so với tế bào lông hút.
D Do không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.
- Câu 34 : Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì:1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.2. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khi trời lạnh.3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.4. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẫn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện.
A 2, 4.
B 2, 3, 4.
C 1, 2, 3.
D 2, 3.
- Câu 35 : Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.2. Nhờ có năng lưựng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.3. Không cần tiêu tốn năng lượng4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoại tải.
A
2,3
B 1,4.
C 2, 4
D 1, 3
- Câu 36 : Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?1. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ.2. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).3. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.4. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút lấy vào.
A 1,2,4
B 1,2,3,4
C 1
D 1, 2
- Câu 37 : Nội dung nào sau đây đúng?1. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu của hầu hết các enzyme2. Một số nguyên tố khoáng vi lượng thường gặp là Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, Co, S, Ca, K...3. Trong 74 nguyên tố hoá học được tìm thấy trong cơ thể thực vật chỉ có 11 nguyên tố đa lượng, số còn lại là nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng.4. Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
A 1,3,4
B 2,4.
C 2,3,4
D 1,3.
- Câu 38 : Cho các nguyên tố: Nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đa lượng là:
A
Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt.
B Nitơ, kali, photpho và kẽm.
C Nitơ, photpho, kali, canxi và đồng.
D Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.
- Câu 39 : Nitơ có chức năng chủ yếu nào và khi thiếu nitơ, cây có triệu chứng gì?
A
Thành phần của xitôcrôm, lá màu vàng.
B Bình thành bản giữa vách tế bào; iá màu vàng.
C Thành phần của prôtêin, axit nuclêic; sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
D Duy trì cân bằng ion; cây bị còi cọc.
- Câu 40 : Cách giải quyết nào sau đây chưa thật hợp lí?
A
Lá có màu vàng: Bón bố sung nitơ.
B Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết: Bón bổ sung canxi.
C Lá mới có màu vàng: Bón bổ sung lưu huỳnh.
D Lá nhỏ, có màu lục đậm; màu thân cây không bình thường: Bón bổ sung photpho.
- Câu 41 : Để bổ sung nguồn nitơ cho đất, con người không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A
Trồng cây họ đậu.
B Bón supe lân, Apatit.
C Bón phân Ure, đạm amôn , đạm sunfat.
D Bón phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân xanh, xác động vật và thực vật.
- Câu 42 : Trong cây NH4+ được sử dụng để thực hiện quá trình:
A
Tổng hợp chất béo.
B Oxy hoá tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
C Tổng hợp các axit amin cho cây.
D Tạo ra các sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hô hấp.
- Câu 43 : Để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra, phải cần có điều kiện nào?1. Các lực khử mạnh. 2. Được cấp năng lượng là ATP.3. Có enzim nitrogenaza xúc tác. 4. Thực hiện trong môi trường kị khí.
A
1,2, 3,4
B 1,2.
C 1,2,3
D 2, 3.4.
- Câu 44 : Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế xảy ra quá trình phản nitrat hoá
A
Bón phân vi lượng thích hợp.
B Làm đất kĩ, đất tơi xốp và thoáng.
C Khử chua cho đất.
D Giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên cho đất.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen