Đề kiểm tra học kì II Vật Lí 8 - THCS Lê Quý Đôn -...
- Câu 1 : Chọn đáp án sai: Muốn có sự dẫn nhiệt từ vật này sang vật kia thì:
A Hai vật phải tiếp xúc với nhau.
B Vật có nhiệt độ cao hơn truyền sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C Vật có khối lượng lớn hơn truyền cho vật có khối lượng nhỏ hơn.
D Vật có nhiệt năng lớn hơn truyền sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
- Câu 2 : Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.
D Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó để ra ngoài
- Câu 3 : Tại sao khi pha nước chanh đá phải hòa đường vào trước rồi mới bỏ đá mà không làm ngược lại?
A Để khi hòa đỡ vướng vào đá
B Làm như vậy để nước chanh ngọt hơn
C Nếu cho đá vào trước nhiệt độ của nước giảm làm giảm quá trình khuếch tán, đường sẽ tan lâu hơn.
D Do một nguyên nhân khác
- Câu 4 : Một ấm nhôm có khối lượng \(300\,\,g\) chứa \(1\,\,lit\) nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong ấm từ \({25^0}C\) đến khi nước trong ấm sôi lên. Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200\,\,J/kg.K\) và của nhôm là \(880\,\,J/kg.K\)
A \(334,8\,\,kJ\)
B \(178,4\,\,kJ\)
C \(380\,\,kJ\)
D \(672,12\,\,kJ\)
- Câu 5 : Động năng của vật phụ thuộc vào:
A Khối lượng và vị trí của vật
B Khối lượng và vận tốc của vật
C Vận tốc và vị trí của vật
D Vị trí của vật so với mặt đất
- Câu 6 : Hãy chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau đây:
A Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
B Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
C Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh
D Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật chuyển động càng nhanh.
- Câu 7 : Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2
A Q = m.c.(t2 – t1)
B Q = ( t2 – t1)m/c
C Q = m.c.(t1 – t2)
D Q = m.c.(t1 + t2)
- Câu 8 : Một người thả 300(g) chì ở nhiệt độ 1000C vào 250(g) nước ở nhiệt độ 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hãy tính:a) Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt?b) Nhiệt lượng nước đã thu vào?c) Nhiệt dung riêng của chì?
A a) 600C; b) 15755 J; c) 1311,25 J/kg.K
B a) 58,50C; b) 1575 J; c) 131,25 J/kg.K
C a) 600C; b) 1575 J; c) 131,25 J/kg.K
D a) 58,50C; b) 15755 J; c) 1311,25 J/kg.K
- Câu 9 : Trình bày hiểu biết của em về cấu tạo chất, nguyên tử, phân tử?
- Câu 10 : Một học sinh quả quyết với bạn mình rằng: “Áo bông chẳng sưởi ấm người ta một chút nào cả”. Theo em, nói như vậy có chính xác không? Tại sao?
- Câu 11 : Tại sao các bể chứa xăng lại được quét một lớp nhũ tráng bạc?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng