Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT Ngô Quyền...
- Câu 1 : Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
C giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
D làm rõ tổ chức của loài sinh học.
- Câu 2 : Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con nhiều loại tổ hợp gen nhất là:
A AaBb × AABb
B aaBb × Aabb.
C AaBb × aabb
D Aabb × AaBB.
- Câu 3 : ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Phép lai nào xuất hiện tỉ lệ phân tính 75% cao, tròn: 25%thấp bầu dục?
A \(\frac{{AB}}{{Ab}} \times \frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{Ab}}}}\)
B \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\).
C \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\).
D \(\frac{{aB}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\).
- Câu 4 : Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A đột biến
B biến dị tổ hợp.
C quá trình giao phối.
D nguồn gen du nhập.
- Câu 5 : Đem lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Đem lai phân tích F1. Kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn ?
A 1 : 1 : 1 : 1.
B 9 : 3 : 3 : 1.
C 3 : 3 : 1 : 1.
D 9 : 6 : 1.
- Câu 6 : Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 300nm là
A sợi ADN.
B sợi cơ bản
C sợi nhiễm sắc.
D cấu trúc siêu xoắn.
- Câu 7 : Ở một loài thú, khi cho con cái lông đen thuần chủng lai với con đực lông trắng thuần chủng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực lai F1 lai phân tích, đời Fa thu được tỉ lệ 2 con đực lông trắng, 1 con cái lông đen, 1 con cái lông trắng. Nếu cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên được thế hệ F2. Trong số các cá thể lông đen ở F2, con đực chiếm tỉ lệ
A 1/2.
B 1/3.
C 3/7.
D 2/5.
- Câu 8 : Hiện tượng nào sau đây có thể hình thành bộ nhiễm sắc thể tam bội ?
A Đột biến dị bội trên cặp nhiễm sắc thể giới tính.
B Đột biến đa bội ở cơ thể 2n.
C Sự thụ tinh của giao tử 2n với giao tử n.
D Rối loạn cơ chế nguyên phân của một tế bào lưỡng bội.
- Câu 9 : Bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài sinh sản hữu tính được duy trì và ổn định qua các thế hệ là nhờ:
A kết hợp của quá trình tự sao ADN với quá trình sao mã.
B kết hợp của 3 quá trình: tự sao - sao mã - giải mã.
C kết hợp của sự nhân đôi ADN với sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
D kết hợp 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Câu 10 : Trật tự phân bố của các gen trong một NST có thể bị thay đổi do hiện tượng nào sau đây ?
A Đột biến thể dị bội.
B Đột biến thể đa bội.
C Đột biến gen.
D Đột biến đảo đoạn NST.
- Câu 11 : Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen có thể có ở F2 là:
A 1n
B 3n
C 2n
D 4n
- Câu 12 : Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là
A nhiễm sắc thể.
B cá thể.
C quần thể.
D giao tử.
- Câu 13 : Nhận xét nào dưới đây là không đúng trong trường hợp di truyền qua tế bào chất
A Tính trạng luôn luôn được di truyền qua dòng mẹ.
B Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.
C Tính trạng được biểu hiện đồng loạt qua thế hệ lai.
D Tính trạng biểu hiện đồng loạt ở cơ thể cái của thế hệ lai.
- Câu 14 : Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ: 1 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
A Aabb (đỏ dẹt) × aaBb (vàng tròn).
B aaBb (vàng tròn) × aabb (vàng dẹt).
C AaBb (đỏ tròn) × Aabb (đỏ dẹt).
D Aabb (đỏ dẹt) × aabb (vàng dẹt).
- Câu 15 : Ở cà chua 2n = 14. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 16 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A 2n – 1 – 1
B 2n + 1.
C 2n – 2.
D 2n+1+1.
- Câu 16 : Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là:
A C6H12O6 + O2→ 12CO2 + 12H2O + Q (năng lượng).
B C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng).
C C6H12O6 + 6O2→ 6CO2 + 6H2O.
D C6H12O6 + O2→ CO2 + H2O + Q (năng lượng).
- Câu 17 : Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là
A E. coli.
B virút.
C plasmít.
D thực khuẩn thể.
- Câu 18 : Một cây có kiểu gen AaBb. Mỗi hạt phấn của cây này đều có 2 nhân. Giả sử nhân thứ nhất có kiểu gen là ab thì nhân thứ hai sẽ có kiểu gen là
A ab.
B Ab.
C aB.
D AB.
- Câu 19 : Số alen của gen I, II và III lần lượt là 2, 3 và 4. Biết các gen đều nằm trên ba cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen đồng hợp có thể có trong quần thể là
A 24
B 16
C 8
D 32
- Câu 20 : Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.(2) Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.(3) Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.(4) Dạng đột biến mất một cặp nu có thể sẽ làm mất nhiều bộ ba trên mARN.
A 4
B 1
C 3
D 2
- Câu 21 : Ở một loài động vật, khi lai cá thể chân ngắn với cá thể chân dài thu được F1 100% cá thể chân ngắn. Cho F1 tạp giao thu được F2, tiếp tục cho F2 tạp giao thu được F3 phân li theo tỉ lệ 13 cá thể chân ngắn : 3 cá thể chân dài. Biết rằng tính trạng do một cặp gen quy định, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây sai?
A Tính trạng chân ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng chân dài
B Tính trạng chân dài chủ yếu gặp ở giới XY.
C Cặp gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D Gen quy định tính trạng nằm trên đoạn không tương đồng nhiễm sắc thể giới tính X.
- Câu 22 : Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.(2) Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.(3) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.(4) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.(5) Đột biến gen làm cho gen cũ bị mất đi, gen mới xuất hiện.(6) Đột biến gen làm cho alen cũ bị mất đi, alen mới xuất hiện.
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 23 : Một loài thực vật, cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) F1 có 10 loại kiểu gen.(2) Trong quá trình giảm phân của cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.(3) Hai cặp gen đang xét cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.(4) Trong tổng số cây thân cao, quả chua ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 4/7.
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 24 : Một loài thực vật, tính trạng màu sắc quả do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập tương tác bổ sung quy định. Khi trong kiểu gen có cả gen A và B thì quy định quả đỏ, chỉ có A hoặc B thì quy định quả vàng, không có A và B thì quy định quả xanh. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,4 và B = 0,5. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Số loại kiểu gen của quần thể là 9 kiểu gen.II. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là 48 đỏ : 43 vàng : 9 xanh.III. Trong quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AABb.IV. Lấy ngẫu nhiên một cây quả vàng, xác suất thu được cây thuần chủng là 13/43.V. Lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/12.
A 2
B 3
C 5
D 4
- Câu 25 : Ở một quần thể động vật có vú, A quy định lông xám trội hoàn toàn so với a quy định lông đen. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là \(0,4{X^A}Y:0,1{X^a}Y:0,2{X^A}{X^A}:0,1{X^A}{X^a}:0,2{X^a}{X^a}\). Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Ở đời F1, kiểu hình con cái lông xám chiếm tỉ lệ 45%.(2) Ở đời F2, kiểu hình con đực lông đen chiếm tỉ lệ 12,5%.(3) Ở quần thể này sẽ không đạt cân bằng di truyền.(4) Tỉ lệ kiểu gen liên tục bị thay đổi qua mỗi thế hệ sinh sản.
A 1
B 3
C 4
D 2
- Câu 26 : Cho sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do gen lặn s quy định, alen tương ứng S không quy định bệnh.Cho biết bố mẹ của những người II5, II7, II10 và III13 đều không có ai mang alen gây bệnh. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?(1) Xác suất để cặp bố mẹ IV17 - IV18 sinh một đứa con bị bệnh là 1/96.(2) Xác suất để cặp bố mẹ IV17 - IV18 sinh một đứa con trai không bị bệnh là 39/80.(3) Xác suất để cặp bố mẹ IV17 - IV18 sinh một đứa con bị bệnh, một đứa con bình thường là 3/80.(4) Xác suất để cặp bố mẹ IV17 - IV18 sinh một đứa con gái đầu lòng bình thường, con trai sau bị bệnh là 95/36864.(5) Người IV16 có thể có kiểu gen dị hợp với xác suất 2/3.
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 27 : Một nhà khoa học đang nghiên cứu giảm phân trong nuôi cấy mô tế bào đã sử dụng một dòng tế bào với một đột biến làm gián đoạn giảm phân. Nhà khoa học cho tế bào phát triển trong khoảng thời gian mà giảm phân sẽ xảy ra. Sau đó bà quan sát thấy số lượng các tế bào trong môi trường nuôi cấy đã tăng gấp đôi và mỗi tế bào cũng có gấp đôi lượng ADN, Cromatit đã tách ra. Dựa trên những quan sát này, giai đoạn nào của phân bào sinh dục bị gián đoạn trong dòng tế bào này ?
A Kỳ sau I.
B kỳ giữa I.
C kỳ sau II.
D kỳ giữa II.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen