Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế...
- Câu 1 : Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được gọi là
A ung thư
B bướu độc
C tế bào độc
D tế bào hoại tử
- Câu 2 : Cho quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước(1) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.(2) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.(3) Tạo dòng thuần chủng.Trong quy trình trên, thứ tự đúng của các bước là
A 1-2-3
B 1-3-2
C 3-2-1
D 2-3-1.
- Câu 3 : Sự tự thụ phấn xảy ra trong quần thể sẽ làm
A tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.
B tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
C tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.
- Câu 4 : Trong tế bào sinh dưỡng bộ NST chỉ chứa một nhiễm sắc thể của cặp tương đồng nào đó được gọi là
A thể đa nhiễm
B thể khuyết nhiễm
C thể một nhiễm.
D thể ba nhiễm.
- Câu 5 : Cho lai hai cây lúa thân cao với nhau, đời con thu được 9 cây thân cao, 7 cây thân thấp. Tính trạng chiều cao cây tuân theo quy luật di truyền nào?
A Tương tác cộng gộp
B Phân li độc lập của Menđen.
C Tương tác bổ trợ.
D Tương tác át chế.
- Câu 6 : Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin là đặc điểm nào của mã di truyền?
A Tính phổ biến
B Tính thoái hóa
C Tính đặc hiệu
D Tính bộ ba.
- Câu 7 : Hiện tượng giúp sinh vật có khả năng phản ứng thích nghi kịp thời trước những biến đổi nhất thời hay theo chu kỳ của môi trường là
A thường biến
B biến dị tổ hợp.
C đột biến gen.
D đột biến NST.
- Câu 8 : Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp về cả hai cặp gen đang xét?
A AaBB.
B AAbb.
C AABb
D AaBb.
- Câu 9 : Trong trường hợp trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng và quá trình giảm phân xảy ra bình thường, tỉ lệ phân tính 3 : 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai nào sau đây?
A BB × bb
B Bb × Bb
C Bb × bb
D BB × Bb.
- Câu 10 : ở tế bào nhân thực, bộ ba 5’AUG3’ có chức năng mã hóa cho axit amin nào?
A Foocmin mêtiônin.
B Phêninalanin.
C Mêtiônin.
D Tripôphan.
- Câu 11 : Cho các bước của quá trình nhân đôi ADN dưới đây, trình tự đúng của các bước là(1) tổng hợp các mạch mới ADN.(2) hai phân tử ADN con xoắn lại.(3) tháo xoán phân tử ADN.
A 1-2-3
B 2-1-3
C 3-1-2.
D 3-2-1.
- Câu 12 : Theo lý thuyết,cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ
A 75%
B 12,5%
C 50%
D 25%
- Câu 13 : Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể mang tính trạng lặn tương ứng được gọi là
A lai khác dòng
B lai thuận - nghịch
C lai cải tiến
D lai phân tích.
- Câu 14 : Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử histon với 1 - vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là
A nuclêôxôm
B sợi cơ bản
C sợi nhiễm sắc.
D ADN
- Câu 15 : Cho các thành tựu:(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuát insulin của người.(2) Tạo giống dấu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt có của thuốc lá cảnh Petunia.(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:
A (3),(4)
B (1), (2)
C (1), (3)
D (1),(4).
- Câu 16 : Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân ly theo tỉ lệ 1:1?
A AaBB × aabb
B Aabb × Aabb
C AaBb × aabb
D AaBb × AaBb.
- Câu 17 : Trong một opêron, nơi prôtêin ức chế bám vào là
A vùng điều hòa.
B vùng mã hóa
C vùng khởi động
D vùng vận hành.
- Câu 18 : Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{2}{3}\). Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là
A 30%
B 15%.
C 20%
D 60%
- Câu 19 : Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do
A đột biến nhiễm sắc thể.
B bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu.
C đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi β - hêmôgiôbin.
D thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirozin.
- Câu 20 : Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ p là 0.45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là
A 0.525AA : 0,150Aa : 0,325aa
B 0.360AA : 0,240Aa : 0,400aa.
C 0.360AA : 0,480Aa : 0,160aa
D 0,700AA : 0,200Aa : 0,100aa.
- Câu 21 : ở đậu Hà Lan, xét n cặp gen, mỗi cặp gen gồm 2 alen, mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên một cặp NST thường, trội lặn hoàn toàn. Cho P thuần chủng có kiểu hình trội về n tính trạng giao phấn với cây có kiểu hình lặn thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, trong các kết luận dưới đây có bao nhiêu kết luận đúng?(1) F1 có n cặp gen dị hợp tử.(2) F2 có kiểu gen phân ly theo tỉ lệ (1 : 2 : 1)n.(3) F2 có số loại kiểu gen bằng số loại kiểu hình.(4) F2 có tỉ lệ phân ly kiểu gen khác với tỉ lệ phân ly kiểu hình.(5) F2 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ (3 : 1)n.(6) F2 có số loại kiểu gen 3n.
A 4
B 6
C 2
D 5
- Câu 22 : ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen (a) quy định hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân thụ tinh đều bình thường và hoán vị gen xảy ra ở 2 bên. Phép lai P: (đơn, dài) × (kép, ngắn), thu được F1: 100% đơn, dài. Đem F1 tự thụ thu được F2. Cho các kết luận sau, có bao nhiêu kêt luận đúng về thông tin trên? (1) F2 có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) chiếm tỉ lệ 2%.(2) F2 tỉ lệ đơn, dài dị hợp tử là 66%.(3) F2 gồm 4 kiểu hình: 66% đơn, dài: 9% đơn, ngắn : 9% kép, dài: 16% kép, ngắn.(4) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F2 chiếm 50%.(5) Khi lai phân tích F1 thì đời con (F2) gồm 10% cây kép, ngắn.(6) Số kiểu gen ở F2 bằng 7.
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 23 : Biết một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai (P) AabbDd × AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng ở F1 là
A 4/32
B 7/32
C 2/32
D 9/32
- Câu 24 : ở một loài thực vật, biết A: Quả dài trội hoàn toàn so với a: Quả ngắn. B: Quả ngọt trội hoàn toàn so với b: Quả chua. Đem lai phân tích F1 dị hợp hai cặp gen thu được 37,5% cây quả dài, ngọt: 37,5% cây quả ngắn, chua : 12,5% cây quả dài, chua : 12,5% cây quả ngắn, ngọt. Xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1?
A \(\frac{{Ab}}{{aB}};f = 30\% \)
B \(\frac{{AB}}{{ab}};f = 25\% \)
C \(\frac{{Ab}}{{aB}};f = 25\% \)
D \(\frac{{AB}}{{ab}};f = 20\% \)
- Câu 25 : Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 30%. Theo lí thuyết, một cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) giảm phân bình thường cho ra loại giao tử AB với tỉ lệ
A 35%
B 30%
C 15%
D 50%
- Câu 26 : Một quần thể (P) có cấu trúc di truyền 0,5 AA + 0,4 Aa + 0,1 aa =1. Tính tần số tương đối alen A, a của quần thể. Quần thể này có trạng thái cân bằng di truyền chưa? Hãy nhận xét về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ tiếp theo sau khi diễn ra ngẫu phối.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen