- Tây Âu thời hậu kì trung đại
- Câu 1 : Ma-gien-lan nổi tiếng thế giới với chuyến thám hiểm
A lênh đênh trên Đại Tây Dương.
B đi vòng quanh thế giới.
C đi vòng qua cực Nam của châu Phi.
D đến bờ Tây Nam của Ấn Độ.
- Câu 2 : Đất nước nào được xem là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A Italia
B Pháp.
C Anh.
D Mĩ
- Câu 3 : Giai cấp tư sản mới ra đời ở thời kì nào của lịch sử trung đại phương Tây?
A giai đoạn sơ kì.
B giai đoạn thịnh đạt.
C giai đoạn hậu kì.
D giai đoạn trung kì.
- Câu 4 : Những quốc gia nào sau đây đóng vai trò tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá những miền đất mới?
A Pháp và Bồ Đào Nha.
B Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C Mĩ và Anh.
D Philippin và Malaixia
- Câu 5 : Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại giáo lí Kitô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến được thể hiện trước hết qua
A Tư tưởng triết học Ánh sáng.
B Phong trào văn hóa Phục hưng.
C Phong trào cách tân văn hóa.
D Phong trào cải cách Phật giáo.
- Câu 6 : Va-xcô đơ Ga-ma khi chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon là để
A đi tìm xứ sở hương liệu và vàng bạc phương Đông.
B đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
C đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
D thám hiểm cực Nam của châu Phi.
- Câu 7 : Ý nào sau đây thuộc tác động tiêu cực mà các cuộc phát kiến địa lí mang lại?
A Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
B Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu.
D Chứng minh Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới.
- Câu 8 : Nhà thám hiểm nào đã vòng qua cực Nam của châu Phi đến mũi Hảo Vọng vào năm 1487?
A C. Cô-lôm-bô.
B Va-xcô đơ Ga-ma.
C Ph. Ma-gien-lan.
D B. Đi-a-xơ.
- Câu 9 : Ý nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời kì Trung đại?
A Nền tư tưởng của chế độ phong kiến là giáo lí đạo Kitô mang nặng những quan điểm lỗi thời
B Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng
C Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới
D Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào
- Câu 10 : Hướng đi của C. Côlômbô có điểm gì khác biệt so với các nhà phát kiến địa lí khác?
A Đi xuống hướng Nam
B Đi sang hướng Đông
C Đi về hướng Tây
D Ngược lên hướng Bắc
- Câu 11 : Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là gì?
A Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu
B Ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người
C Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể
D Thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các cuộc hành trình sang phương Đông
- Câu 12 : Ý nào sau đây giải thích không đúng cho luận điểm: Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người?
A Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới.
B Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải phát triển.
C Đánh dấu mốc chấm dứt hoàn toàn của quan hệ phong kiến.
D Tìm ra những dân tộc mới, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
- Câu 13 : Bằng chứng nào quan trọng nhất chứng minh cho tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự khủng hoảng và tan rã của quan hệ phong kiến?
A Tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
B Mang về nhiều nguyên liệu, hương liệu quý hiếm.
C Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu
D Đời sống của nhân dân lao đông được cải thiện.
- Câu 14 : Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích nào là quan trọng nhất?
A Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại
B Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Kitô và chế độ phong kiến vùi dập
C Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật
D Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản
- Câu 15 : Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên giai cấp tư sản chống thế lực phong kiến suy tàn.
B Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
C Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
D Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Câu 16 : Phong trào Văn hóa Phục hưng có tác dụng đích thực gì đối với Châu Âu thời hậu kỳ Trung đại?
A Cổ vũ và mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.
B Cổ vũ và mở đường cho văn hóa thế giới phát triển cao hơn.
C Cổ vũ và mở đường cho văn hóa I-ta-li-a phát triển cao hơn.
D Cổ vũ và mở đường cho văn hóa Đức phát triển cao hơn.
- Câu 17 : Tại sao nói phong trào Văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra những con người khổng lồ?
A Con người hướng tới sự toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
B Thúc đẩy sự phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
C Hình thành các nước đế quốc lớn nắm trong tay nhiều thuộc địa.
D Phát minh ra nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật nổi bật.
- Câu 18 : Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản?
A Cung cấp nguồn nhân công cho làm thuê cho giai cấp tư sản.
B Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.
D Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến