Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Q...
- Câu 1 : Cho bảng số liệu "Mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2014" (đơn vị: người/km2), hãy lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp nhất thể hiện sự phân bố mật độ dân số không đều trong cả nước:
A. Biểu đồ cột kép
B. Biểu đồ cột đứng
C. Biểu đồ cột ngang
D. Biểu đồ cột chồng
- Câu 2 : Nếu trên đỉnh núi Phanxipăng (3143m) có nhiệt độ là 2,0oC, thì theo quy luật đai cao (xuống thấp 1000m nhiệt độ tăng 6oC), nhiệt độ ở chân núi này sẽ là
A. 15,9oC.
B. 2,0oC.
C. 25,9oC.
D. 20,9oC.
- Câu 3 : Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa cần
A. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị.
B. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.
C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa.
D. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn ra thành thị.
- Câu 4 : Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lý tại Hải Phòng theo em là:
A. Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Gây lãng phí nguồn lao động.
D. Giải quyết vấn đề việc làm.
- Câu 5 : Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do
A. Ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí xích đạo (Em).
B. Ảnh hưởng của khối không khí từ vịnh Bengan (TBg) và tín phong nửa cầu Bắc (Tm).
C. Ảnh hưởng của khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.
D. Ảnh hưởng của tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối không khí xích đạo (Em).
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người?
A. Cần Thơ
B. Đà Nẵng
C. Biên Hòa
D. Hạ Long
- Câu 7 : Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
B. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.
D. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
- Câu 8 : Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng
A. 1,8 triệu người
B. 2,5 triệu người.
C. 1,0 triệu người.
D. 0,5 triệu người.
- Câu 9 : Dựa vào bảng số liệu sau:Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
A. Biện độ nhiệt năm ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.
B. Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
D. Biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp.
- Câu 10 : Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng", điều đó có nghĩa là
A. Số người ở độ tuổi 15 - 59 chiếm hơn 2/3 dân số.
B. Số người ở độ tuổi 0 - 14 chiếm hơn 2/3 dân số.
C. Số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
D. Số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.
- Câu 11 : Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do
A. Được sự điều tiết của các hồ nước.
B. Nguồn nước ngầm phong phú.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. Có hiện tựơng mưa phùn vào cuối mùa đông.
- Câu 12 : Cho bảng số liệu:Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta. (Đơn vị: mm)
A. (+)687; (+)1868; (+)245.
B. (-)678; (-)1868; (-)245
C. (+)2665; (+)3868; (+)3671
D. (-)2665; (-)3868; (-)3671
- Câu 13 : Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị Hải Phòng, giải pháp lâu dài và chủ yếu là
A. Phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.
B. Phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
C. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
D. Hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên cả ở nông thôn và thành thị.
- Câu 14 : Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là
A. Ven biển Bắc Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Ven biển cực Nam Trung Bộ.
- Câu 15 : Nét khác biệt nổi bật về khí hậu của vùng DHNTB so với Nam Bộ là
A. Khí hậu chia thành hai mùa mưa - khô rõ rệt hơn.
B. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch mạnh hơn.
C. Có nền nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
D. Mưa nhiều vào thu đông.
- Câu 16 : Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái
A. Cận xích đạo gió mùa.
B. Cận nhiệt đới gió mùa
C. Nhiệt đới gió mùa.
D. Xích đạo gió mùa.
- Câu 17 : Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là
A. Độ vĩ
B. Độ lục địa.
C. Địa hình
D. Mạng lưới sông ngòi
- Câu 18 : Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi ở nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là
A. Địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.
B. Khí hậu và sự phân bố địa hình.
C. Hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.
D. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu
- Câu 19 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên mật độ dân số (năm 2007) ở mức
A. Trên 500 người/km2
B. Từ 101-200 người/km2.
C. Dưới 100 người/km2
D. Từ 201-500 người/km2
- Câu 20 : Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông - lâm - thủy sản là do
A. Tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến
B. Các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.
C. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn
D. Sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất
- Câu 21 : Tác động của những khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là
A. Làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
B. Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
C. Phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước.
D. Tạo các bức chắn để hình thành các ranh giới các miền khí hậu
- Câu 22 : Đặc điểm không đúng với miền khí hậu miền Bắc là
A. Thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường.
B. Độ lạnh tăng dần về phía Nam.
C. Biên độ nhiệt trong năm lớn hơn so với miền Nam.
D. Thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần từ từ Bắc vào Nam.
- Câu 23 : Ở nước ta, tỉ lệ thiết việc làm tương đối cao là ở khu vực
A. Miền núi
B. Đồng bằng.
C. Nông thôn
D. Thành thị
- Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Lạng Sơn, Việt Trì.
B. Thái Nguyên, Hạ Long.
C. Việt Trì, Bắc Giang
D. Thái Nguyên, Việt Trì.
- Câu 25 : Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên nước ta là
A. 2 miền
B. 4 miền
C. 3 miền
D. 5 miền
- Câu 26 : Vùng có dân số ít nhất ở nước ta hiện nay là
A. Tây Nguyên
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Bắc Trung Bộ.
- Câu 27 : Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là
A. Đến sớm và kết thúc muộn
B. Đến sớm và kết thúc sớm.
C. Đến muộn và kết thúc muộn
D. Đến muộn và kết thúc sớm.
- Câu 28 : Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là
A. Tháng 10, tháng 8, tháng 11.
B. Tháng 11, tháng 8, tháng 10.
C. Tháng 9, tháng 8, tháng 11.
D. Tháng 10, tháng 8, tháng 10.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)