Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường...
- Câu 1 : Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là gì?
A. Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn
B. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ
C. Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể
D. Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài thường có tương quan sao cho phù hợp với nguồn sống
- Câu 2 : Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào
A. cạnh tranh cùng loài
B. khống chế sinh học
C. cân bằng sinh học
D. cân bằng quần thể
- Câu 3 : Sự sống chuyển từ dưới nước lên ở cạn vào kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Cambri
B. Kỉ Đêvôn
C. Kỉ Than đá
D. Kỉ Silua
- Câu 4 : Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh điều gì?
A. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp
B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học
C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ
D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ
- Câu 5 : Đặc trưng cơ bản của quần xã gồm những yếu tố nào?
A. Tính đa dạng về loài và cấu trúc của quần xã
B. Sự phân bố của các cá thể trong không gian, cấu trúc quần xã và kích thước quần xã
C. Số lượng loài, hoạt động chức năng và sự phân bố của các loài trong không gian của quần xã
D. Tất cả đều sai
- Câu 6 : Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là đúng?
A. Hồ có ít chất hữu cơ thường dẫn đến thiếu hụt oxy
B. Cường độ quang hợp thấp ở hồ do có nhiều chất hữu cơ
C. Hồ có rất nhiều chất hữu cơ thường dẫn đến chết nhiều loài
D. Trầm tích ở hồ ít chất hữu cơ, chứa nhiều chất hữu cơ đã được phân giải
- Câu 7 : Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Quần thể vật ăn thịt có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi
B. Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với quần thể con mồi
C. Khi xảy ra biến động số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động trước quần thể ăn thịt
D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng sẽ kéo quần thể vật ăn thịt biến động theo
- Câu 8 : Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ
B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học
C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi
D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ
- Câu 9 : Thuyết tiến hóa hiện đại bao gồm những thuyết nào?
A. Thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn và đột biến nhỏ
B. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa trung tính
C. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa bằng con đường sinh thái
D. Thuyết tiến hóa trung tính và thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn
- Câu 10 : Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành những loại nào?
A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn
D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ
- Câu 11 : Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của tiến hóa nhỏ?
A. Diễn ra trong một thời gian dài
B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp
C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài
D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm
- Câu 12 : Có bao nhiêu nhận xét đúng?1. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
- Câu 13 : Những so sánh nào là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 14 : Đu đủ là cây đơn tính. Tuy nhiên người ta quan sát được trên hoa đu đủ đực vẫn còn di tích nhụy. Có bao nhiêu kết luận trong số các kết luận sau là đúng về hiện tượng này?1. Đây là cơ quan thể hiện tiến hóa phân ly.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- Câu 15 : Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:1. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi.
A. (1), (4), (5)
B. (3), (6), (7)
C. (4), (6)
D. (2), (5), (7)
- Câu 16 : Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy cho biết quần thể được khôi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau đây?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
- Câu 17 : Có bao nhiêu phát biểu đúng với đặc điểm của đột biến:1. Đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 18 : Đâu là nhân tố tiến hóa vô hướng:1. Chọn lọc tự nhiên.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 19 : Ở một quần thể, xét 1 gen nằm trên NST thường có 2 alen A và a, trong đó alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo dõi sự biến đổi cấu trúc di truyền qua 5 thế hệ:Quần thể trên chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào:
A. Di - nhập gen
B. Đột biến
C. Giao phối không ngẫu nhiên
D. Giao phối ngẫu nhiên
- Câu 20 : Sự sống trên Trái đất được hình thành qua những giai đoạn nào sau đây?
A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học
B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học
C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học
D. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học
- Câu 21 : Nhận xét nào sau đây đúng về nguồn gốc sự sống?
A. Mầm mống sự sống xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành
B. Quá trình tiến hóa học trải qua 3 bước
C. Trong khí quyển nguyên thủy chứa khí: Nitơ, Ôxi, CO2, khí NH3
D. Chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng sinh học
- Câu 22 : Quá trình tiến hóa trên trái đất có thể chia làm các giai đoạn nào?
A. Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học
B. Tiến hóa hóa học → tiền hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học
C. Tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học
D. Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen