Đề ôn tập Địa lý khu vực-quốc gia Địa 11 năm 2021...
- Câu 1 : Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là gì?
A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu
- Câu 2 : Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động như thế nào?
A. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
B. Tập trung nhiều trong các đô thị.
C. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
D. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
- Câu 3 : Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là gì?
A. Hô-cai-đô.
B. Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu.
D. Hôn-su.
- Câu 4 : Đặc điểm cơ cấu kinh tế 2 tầng của Nhật Bản là gì?
A. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn hiện đại,vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ thủ công.
B. Ưu tiên phát triển kinh tế biển và các ngành công nghệ cao.
C. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp gắn liền với áp dụng kỹ thuật mới.
D. Tất cả các đáp án trên.
- Câu 5 : Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do đâu?
A. nằm trong khu vực khí hậu gió
B. có nhiều động đất, núi lửa
C. có các dòng biển nóng, dòng biển lạnh gặp nhau
D. có hoạt động địa chất phức tạp
- Câu 6 : Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu nào?
A. Gió mùa.
B. Lục địa.
C. Chí tuyến.
D. Cận cực.
- Câu 7 : Nhận xét không đúng về tình hình đân số của Nhật Bản là:
A. đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
B. tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
C. tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
D. tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
- Câu 8 : Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hô-cai-đô là gì?
A. tập trung các ngành công nghiệp rất lớn.
B. kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
C. rừng bao phủ phần lớn diện tích của vùng.
D. diện tích rộng nhất, dân số đông nhất.
- Câu 9 : Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955-1973 không phải do những nguyên nhân chủ yếu là gì?
A. chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.
B. tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
C. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
D. nhận được nhiều viện trợ của Hoa Kì.
- Câu 10 : Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản tạo ra như thế nào?
A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
- Câu 11 : Những năm 1973-1974 và 1979-1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do đâu?
A. khủng hoảng tài chính trên thế giới.
B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
C. sức mua thị trường trong nước giảm.
D. thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.
- Câu 12 : Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là gì?
A. thương mại và du lịch
B. thương mại và tài chính
C. tài chính và du lịch.
D. tài chính và giao thông vận tải.
- Câu 13 : Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản không phải là ngành nào?
A. Công nghiệp khai khoáng
B. Công nghiệp chế tạo
C. Sản xuất điện tử
D. Dệt
- Câu 14 : Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là gì?
A. quy mô dân số không lớn.
B. tập trung chủ yếu ở miền núi.
C. tốc độ gia tăng dân số cao.
D. dân số già.
- Câu 15 : Ngành công nghiệp khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX là ngành nào?
A. Công nghiệp chế tạo
B. Sản xuất điện tử
C. Xây dựng và công trình công cộng
D. Dệt
- Câu 16 : Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do đâu?
A. có nhiều bão, sóng thần.
B. có diện tích rộng nhất.
C. nằm ở cùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.
D. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
- Câu 17 : Ngành chiếm vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu GDP của Nhật Bản là ngành nào?
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Dịch vụ
D. Thương mại
- Câu 18 : Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản có tên là gì?
A. Kiu-xiu.
B. Hôn-su.
C. Hô-cai-đô.
D. Xi-cô-cư.
- Câu 19 : Vùng kinh tế Hôn – su có đặc điểm nào sau đây:
A. Diện tích rộng nhất
B. Phát triển công nghiệp nặng
C. Nông nghiệp đóng vai trò chính
D. Rừng bao phủ phần lớn diện tích
- Câu 20 : Trong các đảo sau đây của Nhật Bản, đảo nào nằm xa nhất về phía bắc?
A. Kiu-xiu.
B. Xi-cô-cư.
C. Hôn-su.
D. Hô-cai-đô
- Câu 21 : Ở Nhật Bản, củ cải đường được trồng nhiều ở đâu?
A. Hôn-su
B. Hô-cai-đô
C. Xi-cô-cư
D. Kiu-xiu
- Câu 22 : Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là ngành nào?
A. công nghiệp chế tạo máy.
B. công nghiệp sản xuất điện tử.
C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
- Câu 23 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và đạt ngang mức trước chiến tranh vào năm nào?
A. 1953.
B. 1951.
C. 1950.
D. 1952.
- Câu 24 : Khó khăn chủ yếu của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế không phải là điều nào?
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất nhỏ
B. Phần lớn dân cư phân bố ven biển
C. Tốc độ gia tăng dân số thấp và giảm dần
D. Cơ cấu dân số già trên 65 tuổi nhiều
- Câu 25 : Các hải cảng lớn ở Nhật Bản có tên là gì?
A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca
B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Men-bơn
C. Hiu-xtơn, Cô-bê, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca
D. Cô-bê, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, Thượng Hải
- Câu 26 : Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ dẫn đến hệ quả gì?
A. Thiếu lao động trong tương lai
B. Tuổi thọ trung bình giảm
C. Chất lượng cuộc sống giảm
D. Chất lượng giáo dục giảm sút
- Câu 27 : hận xét nào sau đây đúng về kinh tế của Nhật Bản:
A. Dịch vụ phát triển mạnh nhưng tỉ trọng trong cơ cấu GDP thấp hơn công nghiệp
B. Nhật Bản đứng đầu thế giới về thương mại
C. Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế
D. Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì
- Câu 28 : Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là gì?
A. Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.
B. Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.
C. Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.
D. Tăng trưởng chậm lại, có biến động.
- Câu 29 : Tốc độ gia tăng dân số hằng năm thấp và đang giảm dần ở Nhật Bản gây nên hệ quả như thế nào?
A. Thiếu lao động trong tương lai, gánh nặng phúc lợi cho người già lớn
B. Gây sức ép lên vấn đề giáo dục
C. Thiếu việc làm
D. Gây sức ép lên tài nguyên và cơ sở hạ tầng
- Câu 30 : Dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản chỉ còn 117,0 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số Nhật Bản ngày càng giảm sút là:
A. Do số người già trong xã hội nhiều nên tỉ suất tử quá lớn
B. Do dân cư Nhật Bản sang các nước phương Tây sinh sống
C. Do không còn các dòng nhập cư từ các nước vào Nhật Bản
D. Do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm và đạt giá trị âm
- Câu 31 : Gió mùa mùa đông từ lục địa Á - Âu thổi đến Nhật Bản trở nên ẩm ướt do đi qua vùng nào?
A. dòng biển Ôiasivô.
B. biển Nhật Bản.
C. biển Hoa Đông.
D. biển Ô-khốt.
- Câu 32 : Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân làm cho nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1950 đến 1973 có sự phát triển nhanh chóng
A. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành ít cần đến khoáng sản
B. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn ,gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới
C. Duy trì cơ cấu hai tầng,vừa phát triển các xí nghiệp lớn,vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ,thủ công
D. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt có trọng điểm theo từng giai đoạn
- Câu 33 : Đồng bằng Cantô có diện tích lớn nhất Nhật Bản nằm trên đảo nào?
A. Hô – cai - đô.
B. Kiu-xiu
C. Xi-cô-cư
D. Hôn-su
- Câu 34 : Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú do đâu?
A. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
B. nằm ở vùng vĩ độ cao nên nhiệt độ cao.
C. có diện tích rộng nhất.
D. có nhiều bão, sóng thần.
- Câu 35 : Sản xuất nông nghiệp ở Nhật bản cần phát triển theo hướng thâm canh vì sao?
A. Công nghiệp phát triển tạo diều kiện thuận lợi thâm canh.
B. Quỹ đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.
C. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.
D. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á