40 câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Quần thể sinh vật
- Câu 1 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?
A. Chịu được ánh sáng mạnh
B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu
C. Lá xếp nghiêng
D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng
- Câu 2 : Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. phát triển thuận lợi nhất
B. có sức sống trung bình
C. có sức sống giảm dần
D. chết hàng loạt
- Câu 3 : Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật
A. ưa bóng và chịu hạn
B. ưa sáng
C. ưa bóng
D. chịu nóng
- Câu 4 : Có các loại nhân tố sinh thái nào:
A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật
B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người
C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh
D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh
- Câu 5 : Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?
A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang
B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh
C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng
D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá
- Câu 6 : Ở động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có:
A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
C. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
D. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái?
A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật
B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật
C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật
D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh
- Câu 8 : Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh
- Câu 9 : Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là:
A. ánh sáng
B. nhiệt độ
C. độ ẩm
D. gió
- Câu 10 : Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật
B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái
D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh
- Câu 11 : Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Từ 5,60C đến 420C được gọi là:
A. khoảng thuận lợi của loài
B. giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ
C. điểm gây chết giới hạn dưới
D. điểm gây chết giới hạn trên
- Câu 12 : Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 5,60C gọi là:
A. điểm gây chết giới hạn dưới
B. điểm gây chết giới hạn trên
C. điểm thuận lợi
D. giới hạn chịu đựng
- Câu 13 : Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 420C được gọi là:
A. giới hạn chịu đựng
B. điểm thuận lợi
C. điểm gây chết giới hạn trên
D. điểm gây chết giới hạn dưới
- Câu 14 : Khoảng thuận lợi là:
A. khoảng nhân tố sinh thái (NTST) ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật
B. khoảng NTST ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật
C. khoảng các NTST ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
D. khoảng các NTST đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được
- Câu 15 : Giới hạn sinh thái gồm có:
A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận
B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu
C. giới hạn dưới, giới hạn trên
D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng
- Câu 16 : Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả:
A. nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
B. tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật
C. tác động trực tiếp hay gián tiếp của tự nhiên lên cơ thể sinh vật
D. các yếu tố sống của tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật
- Câu 17 : Câu nào sai trong số các câu sau?
A. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái
B. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới thực vật mà không ảnh hưởng gì tới động vật
C. Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh
D. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng nhất định
- Câu 18 : Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, trên 420C gọi là giới hạn trên
B. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên
C. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên
D. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới
- Câu 19 : Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành những nhóm nào?
A. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày
B. Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm
C. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm
D. Nhóm động vật ưa hoạt động vào lúc chiều tối
- Câu 20 : Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên? n
A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn
B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn
C. Tự vệ tốt hơn
D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN