Đề thi thử nghiệm THPT Quốc gia môn Sinh - Bộ GD &...
- Câu 1 : Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x. Thứ tự đúng của các bước trên là:
A I → II → III.
B I → III → II.
C II → I → III.
D II → III → I.
- Câu 2 : . Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A 13
B 15
C 21
D 42
- Câu 3 : Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A kỉ Đệ tứ.
B kỉ Triat (Tam điệp).
C kỉ Đêvôn.
D kỉ Krêta (Phấn trắng).
- Câu 4 : Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất?I. Trồng xen canh các loài cây họ Đậu.II. Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí.III. Bón phân đạm hóa học.IV. Bón phân hữu cơ.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 5 : Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây?
A Đảo đoạn.
B Chuyển đoạn.
C Lặp đoạn.
D Mất đoạn.
- Câu 6 : Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là:
A Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
B Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.
C Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
D Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng.
- Câu 7 : Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là
A đều diễn ra trong nhân tế bào.
B đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.
D đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
- Câu 8 : Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?4. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 9 : Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
A 12
B 24
C 25
D 23
- Câu 10 : Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng?
A Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma.
B Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính.
C .Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY
D Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX.
- Câu 11 : Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính?I. Quang hợp ở thực vật. II. Chặt phá rừng.III. Đốt nhiên liệu hóa thạch.IV. Sản xuất công nghiệp.HIện tượng gây hiệu ứng nhà kính tương đương với các hiện tượng làm tăng hàm lượng CO2 trong không khí .
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 12 : Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A Di - nhập gen.
B Các yếu tố ngẫu nhiên.
C Chọn lọc tự nhiên.
D Giao phối không ngẫu nhiên.
- Câu 13 : Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng. Kiểu gen của P là
A AAaa × aaaa.
B AAaa × Aaaa
C Aaaa × Aaaa
D AAaa × AAaa.
- Câu 14 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
A Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’.
B Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
D Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Câu 15 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
A
B
C
D
- Câu 16 : Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 17 : Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen.II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể.IV. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 18 : Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.
B Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
C Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.
D Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.
- Câu 19 : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 448 cây, trong đó có 112 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?I. AaBb × Aabb. II. Aabb × Aabb.III. AaBb × AaBb. IV. aaBb × aaBb.V. aaBb × AaBB. VI. aabb × aaBb.VII. AaBb × aabb. VIII. Aabb × aabb.
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 20 : Theo định luật Hacđi - Vanbec, các quần thể sinh vật ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?I. 100% aa.II. 0,32AA : 0,64Aa : 0,04aa.III. 0,5AA : 0,5aa.IV. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aaV. 100% AA.VI. 100% Aa.
A II, III, IV
B I, V, VI
C I, IV, V
D III, IV, VI.
- Câu 21 : Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I.Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn.II.Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.III.Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau.IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 22 : Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, Aa quy định hoa hồng và aa quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này gồm 560 cây hoa đỏ, 280 cây hoa hồng và 160 cây hoa trắng. Khi các cây trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên đưa đến trạng thái cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền của quần thể này là
A 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
B 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
C 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
D 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.
- Câu 23 : Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp (P), thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho các cây F2 tự thụ phấn, thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp
B 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp.
C 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp
D 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
- Câu 24 : Ở một loài động vật giao phối, xét hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai khác nhau giữa các cá thể của loài này (chỉ tính phép lai thuận) đều tạo ra đời con có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen đang xét?
A 10
B 16
C 8
D 4
- Câu 25 : Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông nâu; khi trong kiểu gen chỉ có một loại alen trội (A hoặc B) hoặc không có alen trội nào cho lông trắng. Alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBbDd, cho đời con có số con lông nâu, chân cao chiếm tỉ lệ
A 3,125%
B 28,125%
C 42,1875%
D 9,375%.
- Câu 26 : Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy định:Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên?I. Bệnh M do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen giống nhau.III. Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/4.IV. Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12.
A 1
B 2
C 3
D 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen