Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuy...
- Câu 1 : Cơ chế nào dưới đây cho phép các nhà tiến hóa dự đoán tốt nhất tần số alen trong quần thể theo thời gian ?
A Đột biến
B Chọn lọc tự nhiên
C Giao phối không ngẫu nhiên
D Dòng gen
- Câu 2 : Một quần thể động vật được phân bố trong không gian như thế nào nếu mỗi động vật tích cực bảo vệ lãnh thổ của nó ?
A Đồng đều
B Ngẫu nhiên
C Theo nhóm
D Tuyến tính.
- Câu 3 : ở người, mù màu đỏ - xanh lục là một tính trạng do đột biến ở một gen. tất cả năm giới có một bản sao của alen đột biến là mù màu. Nữ giới với một bản sao duy nhất của alen đột biến không bị mù màu. Bản chất của gen gây mù màu đỏ - xanh lục là gì ?
A Liên kết với Y và lặn
B Liên kết với Y và trội
C Liên kết với X và trội
D Liên kết với X và lặn
- Câu 4 : Con người có thể thay đổi đáng kể môi trường của họ để tăng trưởng dân số. Cái nào sau đây mô tả tốt nhất những gì con người đang tác động để cho phép tăng kích thước quần thể ?
A Tỷ lệ sinh
B Số người chết
C Chất dinh dưỡng sẵn có
D Sức chứa của môi trường.
- Câu 5 : Câu nào nói về nguồn gốc chung là ĐÚNG?
A ốc sên và giun có chung tổ tiên vì không có sinh vật nào sử dụng chân để di chuyển.
B Cá và cá voi có chung nguồn gốc tổ tiênvì cả hai đều có thể sống sót trong môi trường thủy sinh.
C Chim và dơi có chung tổ tiên vì cả hai đều có thể bay.
D Rắn và chuột chia sẻ một tổ tiên chung bởi vì cả hai phát triển chân tay trong quá trình phát triển phôi.
- Câu 6 : Một nhà thực vật học muốn lai một loại hoa cúc mới màu cam. Cô ấy cho lai cây hoa màu vàng với cây hoa màu đỏ, cây hoa cúc màu vàng mang kiểu gen dị hợp trong đó alen trội quy định màu vàng , alen lặn quy định màu trắng. trường hợp nào sau đây có thể tạo ra cây màu cam ?
A A len quy định màu đỏ trội không hoàn toàn đối với alen quy định màu hoa vàng và trội hoàn toàn so với alen quy định hoa màu trắng.
B Alen quy định định màu đỏ trội không hoàn toàn đối với alen quy định màu hoa trắng và lặn so với alen quy định hoa màu vàng.
C Alen quy định định màu đỏ trội hoàn toàn đối với alen quy định hoa màu trắng và hoa màu vàng.
D Alen quy định định màu đỏ trội hoàn toàn đối với alen quy định hoa màu trắng và hoa màu vàng
- Câu 7 : Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào dưới đây ?
A Thuật ngữ : Tiến hóa”
B Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
C DNA là vật liệu di truyền.
D Sự phân chia độc lập các NST
- Câu 8 : Hai quần thể được phân cách bằng dãy núi khoảng 1 triệu năm. Theo thời gian những ngọn núi bị sói mòn, và bây giờ xuất hiện một lối đi cho phép tiếp xúc giữa các cá thể từ hai quần thể. Các nhà khoa học đnag nghiên cứu những con thỏ này và xác định ràng chúng bây giờ là 2 loài riêng biệt do sự cách ly trước hợp tử. Những điều nào sau đây KHÔNG hỗ trợ cho kết luận này ?
A Thỏ của 2 quần thể sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm.
B Thỏ của 2 quần thể sử dụng các tập tính rất khác nhau để thu hút bạn tình
C Thỏ của 2 quần thể có cấu trức sinh sản không tương thích
D Thỏ của 2 quần thể tạo ra con cái với số lượng NST kỳ quặc.
- Câu 9 : Tỷ lệ ADN trong tế bào của người nam giới xuất phát từ mỗi cha mẹ ?
A DNA từ bố nhiều một chút hơn từ mẹ.
B DNA từ mẹ nhiều một chút hơn từ bố.
C Tỷ lệ bằng nhau ở cả cha và mẹ.
D Tùy vào việc người đàn ông này nhận NST giới tính nào của bố.
- Câu 10 : Tại sao việc duy trì nhiệt độ cơ thể cao ( ví dụ 37oC) là vấn đề thách thức hơn đối với động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn ?
A Động vật nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn ( trên một gam khối lượng cơ thể) so với động vật lớn hơn.
B Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.
C Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể nhỏ hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.
D Động vật nhỏ hơn không thể run lên với tốc độ đủ nhanh để tạo ra nhiệt lượng trong cơ.
- Câu 11 : Mỗi tế bào trong một cơ thể bình thường của con người đều được nhân lên từ hợp tử. tuy nhiên, cuối cùng các tế bào trở thành biệt hóa để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng cụ thể. Điều gì giải thích rõ nhất sự xuất hiện này ?
A Nhiễm sắc thể trao đổi chéo trong giai đoạn phân bào
B Đột biến gen ngẫu nhiên
C Di truyền đáp ứng với môi trường
D Thay đổi biểu hiện của các gen
- Câu 12 : Trong thí nghiệm của Mendel với cây đậu, ông mô tả hai gen không liên kết quy định hình dạng hạt và màu sắc hạt.Ông đã cho lai cây đồng hợp tử hạt xanh nhăn với cây đồng hợp tử vàng, tròn. Tất cả cây F1 kết quả đều có hạt vàng tròn. Nếu cây F1 được lai với cây đồng hợp tử vàng nhăn, tỷ lệ phần trăm con có hạt vàng tròn là bao nhiêu ?
A 1/16
B 3/16
C 1/4
D 1/2
- Câu 13 : Quá trình sao chép DNA đi theo hướng nào trên hai mạch của phân tử DNA ?
A 5’-3’ trên cả hai mạch
B 3’-5’ trên cả hai mạch
C 5’-3’ trên mạch 3’-5’ và 3’-5’ trên mạch 5’-3’
D 3’-5’ trên mạch 3’-5’ và 5’-3’ trên mạch 5’-3’
- Câu 14 : Tại sao các con đực có thể cung cấp giao tử có sự đa dạng di truyền nhiều hơn con cái ?
A Con đực cung cấp nhiều gen trong tinh trùng hơn con cái cung cấp trong trứng.
B Các giao tử đực được tạo ra qua giảm phân, nhưng giao tử cái được tạo ra qua nguyên phân
C Trao đổi chéo thường xảy ra hơn trong hình thành tinh trùng so với hình thành trứng
D Khi giảm phân một tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng nhưng 1 tế bào sinh trứng chỉ tạo ra 1 tế bào trứng.
- Câu 15 : Khi nói về điều hòa hoạt động của gen ôperon Lac mô hình của J.Monô và F.Jacop thì phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?(1) Vùng khởi động P (promoter) : nơi mà ARN Polimerase bám vào khởi đầu phiên mã.(2) Vùng vận hành O (operator) : có trình tự nucleotit đặc biệt để protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.(3) Nhóm gen cấu trúc Z,A,Y quy định tổng hợp enzyme tham gia phản ứng phân giải đường lactose trong môi trường để cung cấp cho tế bào.(4) Khi gen điều hòa hoạt động sẽ không thể tổng hợp nên protein ức chế.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 16 : Phả hệ của một gia đình được hiển thị bên dưới, trong đó một số thành viên (màu đen) bị một bệnh di truyền với tỉ lệ 9% trong quần thể. Kiểu hình của cá thể đánh dấu ? là không biết.Cho biết ý nào sau đây đúng?1. Bệnh này có thể xảy ra do alen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây nên.2.Cá thể 5 là dị hợp tử với xác suất 50%.3.Theo giả định rằng allele gây bệnh cân bằng Hardy-Weinberg, cá thể 3 là dị hợp tử với xác suất 46%.4.Nếu các cá thể bị ảnh hưởng có khả năng sinh sản giảm, thì allele gây bệnh sẽ được loại bỏ khỏi quần thể.
A 1 và 3.
B 1 và 2
C 2 và 3.
D 2 và 4
- Câu 17 : Điều nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể động vật?
A Tăng khả năng sinh sản của con cái.
B Tăng mật độ
C Gia tăng tỷ lệ tử vong
D Gia tăng vật ăn thịt
- Câu 18 : Chiều cao của cây được di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, mỗi alen trội đều có tác dụng làm cây cao hơn.Trong một loài cây, chiều cao được tìm thấy dao động từ 6 đến 36 cm. Cho lai hai cây 6 cm và 36cm, kết quả là tất cả các con đều cao 21 cm. Trong các cây F2, hầu hết các cây là 21cm và chỉ có 1/64 trong số đó là 6cm. Cho biết bao nhiêu ý sau đây đúng?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 19 : Giả sử các gen L và M nằm trên cùng một nhiễm sắc thể nhưng cách nhau 100 đơn vị bản đồ. Tỷ lệ con lai từ cây LM/lm x lm/lm sẽ là Lm/lm?
A 10%
B 25%
C 50%
D 75%
- Câu 20 : Ở người, các gen mù màu đỏ-xanh lá cây (R= bình thường, r = mù màu) và bệnh hemophilia A (H = bình thường, h = bệnh hemophilia) liên kết và cách nhau 3 đơn vị bản đồ.Một người phụ nữ có mẹ bị mù màu và có cha bị bệnh hemophilia A đang mang thai một bé trai và muốn biết khả năng con mình sẽ có thị lực bình thường và đông máu. Xác suất đứa trẻ có thị lực bình thường và không bị máu khó đông là bao nhiêu?
A 0,03
B 0,15
C 0,485
D 0,01
- Câu 21 : Ở gà, con mái có hai nhiễm sắc thể giới tính khác nhau (Z và W) trong khi con trống có hai nhiễm sắc thể Z. Một gen liên kết nhiễm sắc thể Z kiểm soát vệt vằn trên lông với allele B là trội gây vệt vằn và allele b không gây vệt vằn. Phép lai nào sau đây sẽ cho toàn bộ con mái có cùng kiểu hình và toàn bộ con trống sẽ có cùng một kiểu hình.
A mái có vằn x trống không vằn
B mái không vằn x trống vằn
C mái không vằn x trống không vằn
D mái vằn x trống vằn
- Câu 22 : Tỷ lệ tinh trùng của nam giới có 23 nhiễm sắc thể được thừa hưởng từ cùng một bên bố hoặc mẹ? :
A 1/2
B (1/2)23.
C (1/2)46.
D (1/2)22 .
- Câu 23 : Một số quần thể của một loài cá đặc biệt sống gần nhau trong các ao nước ngọt bị cách ly. Trong ao có nhiều cá ăn thịt, loài cá đặc biệt đó thường có xu hướng bơi lội ngắn và nhanh. Trong ao có ít động vật ăn thịt, loài cá đặc biệt thường bơi liên tục trong một thời gian dài. Khi hai quần thể này được đặt cùng trong một ao, thì mỗi quần thể vẫn có tập tính sinh sản riêng.Cho biết câu nào sau đây đúng?
A 1,2,3
B 1,2,4
C 2,3,4
D 1,3,4
- Câu 24 : Hoạt động nào của nhiễm sắc thể rõ ràng nhất mô tả qui luật phân ly của Medel?
A Sự phân ly của các nhiễm sắc tử về các cực đối diện ở kì sau II của giảm phâո
B Sự phân ly của các nhiễm sắc thể tương đồng sang các cực đối diện ở kỳ sau I của giảm phân
C Trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I.
D Sự kết cặp độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trên mặt phẳng xích đạo ở kỳ giữa I.
- Câu 25 : Câu nào dưới đây mô tả giá trị thích nghi theo quan điểm tiến hóa?
A sống sót
B Số lần giao phối
C thích nghi với môi trường
D Số con sống sót
- Câu 26 : Quần thể được xác định chính xác là có những đặc điểm nào sau đây?
A chỉ 1
B Chỉ 3
C Chỉ 1 và 2
D Chỉ 2 và 3
- Câu 27 : Những nhóm nào sau đây sẽ có nhiều khả năng phân bố đồոg đều?
A sóc đỏ, tích cực bảo vệ lãnh thổ.
B cá trê, phát triển chủ yếu ở các cạnh của hồ và suối
C nհững cây nho lùn, là loài ký sinh trùng đặc hữu của cây rừng
D cá hồi hồ, sống ở nơi nước lạnh, sâu với lượng oxy hòa tan lớn.
- Câu 28 : Khoảng bao nhiêu kg sinh vật ăn thịt có thể được tạo ra bằng một khu cánh đồng có chứa 1000 kg thức ăn thực vật?
A 10000
B 1000
C 100
D 10
- Câu 29 : Nhìn thấy màu sắc phụ thuộc vào các allele trội của ba gen - gen R và gen G nằm trên nhiễm sắc thể X, trong khi gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường. Các đột biến lặn ở bất kỳ một trong ba gen có thể gây ra mù màu. Giả sử một người đàn ông mù màu kết hôn với một người phụ nữ mù màu và tất cả con cái đều không bị mù màu. Kiểu gen của phụ nữ là gì?
A RRGGbb
B RRggBB
C rrGGbb
D RRggBB hoặc RRGGbb
- Câu 30 : Trong các hệ sinh thái, tại sao thuật ngữ chu trình được sử dụng để mô tả việc tuần hoàn vật chất, trong khi dòng chảy được sử dụng để nói về trao đổi năng lượng?
A Vật chất được sử dụng nhiều lần, nhưng năng lượng đi qua và ra khỏi hệ sinh thái.
B Cả vật chất và năng lượng được tái chế và sau đó được chuyển sang các hệ sinh thái khác như một dòng chảy.
C Vật chất được luân chuyển từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái khác, nhưng năng lượng liên tục chảy trong hệ sinh thái.
D Cả vật chất và năng lượng chảy theo một dòոg không bao giờ kết thúc trong một hệ sinh thái.
- Câu 31 : Xem xét hai khu rừng: một là một khu rừng già không bị xáo trộn, trong khi khu rừng kia đã bị chặt. Khu rừng nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, và tại sao?
A Khu rừng già, bởi vì điều kiện ổn định có thể thúc đẩy tăng trưởng theo tiềm năng của tất cả các loài trong rừng.
B Khu rừng già, bởi vì nhiều loài được hình thành và có thể sinh ra nhiều con.
C Khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng.
D Khu rừng bị khai thác, bởi vì nhiều quân thể khác nhau được kích thích để có tiềm năng sinh sản cao hơn.
- Câu 32 : Giả sử trong môi trường chứa vi khuẩn E. coli được bổ sung timin đánh dấu phóng xạ và các loại nucleotit còn lại thì không đánh dấu phóng xạ. Điều gì sẽ xảy ra nếu một tế bào nhân đôi một lần?
A Một tế bào chứa phóng xạ, nhưng tế bào kia không có phóng xạ.
B Cả hai tế bào con đều không có phóng xạ.
C Tất cả 4 loại nucleotit đều chứa phóng xạ.
D ADN trong cả hai tế bào con sẽ chứa phóng xạ.
- Câu 33 : Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:
A 0,250AA : 0,500Aa : 0,250aa.
B 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.
C 0,125AA : 0.750Aa : 0,125aa.
D 0,375AA : 0,375Aa : 0250aa.
- Câu 34 : Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là:
A 0,2AA : 0,4 Aa : 0,4aa.
B 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
C 0,25AA : 0,5 Aa : 0,25aa.
D 0,375AA : 0,25Aa : 0,375:aa.
- Câu 35 : Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là:
A mầm bệnh
B loài chủ chốt.
C động vật ăn cỏ.
D sinh vật cộng sinh.
- Câu 36 : Một quần thể ցiao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen là A và a, trong đó số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A và a trong quần thể này lần lượt là:
A 0,38 và 0,62.
B 0,6 và 0,4.
C 0,4 và 0,6
D 0,42 và 0,58.
- Câu 37 : Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy địոh quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là:
A AAaa x Aa và AAaa x aaaa
B AAaa x Aa và AAaa x AAaa.
C AAaa x aa và AAaa x Aaaa
D AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.
- Câu 38 : Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
A Kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.
B Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
C Kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.
D Ki Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
- Câu 39 : Ở ոgười, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là:
A 0,25%
B 0,025%
C 0,0125%
D 0,0025%
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen