Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuy...
- Câu 1 : Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Trong cùng một khu vực địa lí luôn có sự hình thành loài mới bằng cách li đia lí.(2) Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.(3) Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn gắn liền với sự hình thành loài mới.(4) Trong quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần đến sự cách li địa lí.
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 2 : Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là
A phân bố ngẫu nhiên.
B phân bố theo nhóm.
C phân bố đồng đều.
D phân bố theo chiều thẳng đứng.
- Câu 3 : Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là
A 0,375 AA : 0,4 Aa : 0,225 aa
B 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa.
C 0,25 AA : 0,4 Aa : 0,35 aa
D 0 ,35 AA : 0,4 Aa : 0,25 aa.
- Câu 4 : Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A (2), (3).
B (1), (4).
C (2), (4).
D (1), (2).
- Câu 5 : Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.(2) Nuôi cấy hạt phấn.(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài.(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A 4
B 3
C 1
D 2
- Câu 6 : Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp nào sau đây?
A Đầu tiên tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với dạng lưỡng bội (2n) để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
B Xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) lên quá trình giảm phân của giống dâu lưỡng bội (2n) để tạo ra giao tử 2n, sau đó cho giao tử này thụ tinh với giao tử n để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
C Tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai các giống dâu tứ bội với nhau để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
D Cho lai giữa các cây dâu lưỡng bội (2n) với nhau tạo ra hợp tử và xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) ở những giai đoạn phân bào đầu tiên của hợp tử để tạo ra các giống dâu tam bội (3n)
- Câu 7 : Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do
A chúng có chung một nguồn gốc.
B chúng sống trong những môi trường giống nhau.
C chúng sử dụng chung một loại thức ăn.
D chúng sống trong cùng một môi trường.
- Câu 8 : Khi nói về giới hạn sinh thái có các phát biểu sau:(1) Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.(2) Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thê tồn tại được.(3) Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.(3) Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu trên đúng?
A 4
B 1
C 3
D 2
- Câu 9 : So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hoá vì
A các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
B đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.
C đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.
D alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích luỹ các gen đột biến qua các thế hệ.
- Câu 10 : Ở người, xét các bệnh và hội chứng sau đây :(1) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (2) Bệnh phêninkêto niệu.(3) Hội chứng Đao. (4) Bệnh mù màu đỏ và màu lục.(5) Bệnh máu khó đông. (6) Bệnh bạch tạng.(7) Hội chứng Claiphentơ. (8) Hội chứng tiếng mèo kêu. Có mấy bệnh, hội chứng liên quan đến đột biến gen là
A 4
B 3
C 2
D 5
- Câu 11 : Khi nói về sư di truyền của alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Tỉ lê người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới
B Alen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai.
C Alen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái.
D Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen.
- Câu 12 : Cho các thông tin sau đây:(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A (2) và (4).
B (1) và (4)
C (2) và (3)
D (3) và (4).
- Câu 13 : Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A A = T = 1800; G = X = 1200.
B A = T = 1199; G = X = 1800.
C A = T = 1799; G = X = 1200.
D A = T = 899; G = X = 600.
- Câu 14 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen E quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen e quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P : thu được F1 . Trong tổng số ruồi ở F1 ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 0,525. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F1, ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A 0,0125.
B 0,025.
C 0,0375.
D 0,05.
- Câu 15 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:(1) AaBb x aabb. (2) aaBb x AaBB. (3) aaBb X aaBb. (4) AABb x AaBb.(5) AaBb xAaBB. (6) AaBb x aaBb. (7)AAbb x aaBb. (8) Aabb x aaBb.Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?
A 5
B 3
C 6
D 4
- Câu 16 : Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định. Trong kiểu gen, khi có cả alen A và alen B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông nâu, khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P: AaBb × aaBb, theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ
A 25%.
B 50%.
C 6,25%.
D 37,5%.
- Câu 17 : Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
A 37,5%
B 25,0%.
C 6,25%.
D 50,0%.
- Câu 18 : Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có các phát biểu sau đây:(1) Trong cùng 1 lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.(2) Trong cùng 1 hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.(3) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.(4) Lưới thức ăn là 1 cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.Có bao nhiêu kết luận đúng?
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 19 : Khi lai giữa bố mẹ đều thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được F1 đồng loạt cây hoa tím, thân cao. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 27 cây hoa tím, thân cao : 9 cây hoa tím, thân thấp : 18 cây hoa hồng, thân cao : 6 cây hoa hồng thân thấp : 3 cây hoa trắng, thân cao : 1 cây hoa trắng, thân thấp. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật phân li, quy luật phân li độc lập và quy luật di truyền liên kết gen không hoàn toàn.
B Kiểu gen của F1 có 3 cặp alen dị hợp nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
C Kiểu gen của F1 có 3 cặp alen, trong đó có 2 cặp alen dị hợp tử nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, 1 cặp alen đồng hợp trội nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác.
D Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật phân li độc lập và quy luật di truyền tương tác gen theo kiểu át chế.
- Câu 20 : Cho các nhân tố sau đây:(1) Di - nhập gen. (2) Cách li địa lí.(3) Yếu tố nhẫu nhiên. (4) Chọn lọc tự nhiên.Có bao nhiêu nhân tố góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 21 : Pt/c: Cây thân cao, hạt tròn, đục × cây thân thấp, hạt dài, trong thu được F1 100% cây thân cao, hạt tròn, đục. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm: 0,5625 cây cao, tròn, đục: 0,1875 cây cao, dài, trong : 0,1875 cây thấp, hạt tròn, đục : 0,0625 cây thấp, hạt dài, trong. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Kiểu gen của F1 có chứa 2 cặp gen dị hợp tử và 1 kiểu gen đồng hợp tử.
B Phép lai trên bị chi phối bởi quy luật phân li, quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen.
C Phép lai trên bị chi phối bởi quy luật phân li, quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết giới tính.
D Phép lai trên bị chi phối bởi quy luật phân li, quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn.
- Câu 22 : Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ; alen B quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở đời con là đúng?
A Đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
B Tất cả các cây thu được ở đời con đều có kiểu hình hoa tím, quả tròn.
C Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%.
D Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa tím, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%.
- Câu 23 : Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, có các kết luận sau:(1) Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với con mồi.(2) Quần thể vật ăn thịt thường có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.(3) Quần thể con mồi bị biến động về số lượng cá thể thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.(4) Năng lượng chuyển hóa từ con mồi sang vật ăn thịt thất thoát rất ít. Có bao nhiêu kết luận trên là sai?
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 24 : Khi nói về các hoạt động diễn ra trong quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?(1) Trong mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch làm khuôn.(2) Trong mỗi chạc chữ Y đều có 2 mạch làm khuôn.(3) Trong mỗi chạc chữ Y, ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’.(4) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian của chu kì tế bào.
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 25 : Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12 cM. Theo sơ đồ phả hệ bên, Hiện nay, người phụ nữ II-1 lại đang mang thai, xác suất người phụ nữ này sinh một bé trai bình thường (không mắc cả hai bệnh di truyền trên) là bao nhiêu?
A 44%
B 36%
C 22%.
D 12%.
- Câu 26 : Trong một quần thể ngẫu phối đang cân bằng về di truyền, xét hai gen, gen thứ nhất có 2 alen là alen A và a; gen thứ hai có 2 alen là alen B và alen b; 2 gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Alen A có tần số là 0,4 và alen B có tần số là 0,8. Kiểu gen AaBb trong quần thể chiếm tỉ lệ là
A 0,32
B 0,1536.
C 0,0384.
D 0,8.
- Câu 27 : Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa gen A và a . Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:
A 4 loại với tỉ lệ 25% : 25% : 25% : 25%.
B 2 loại với tỷ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
C 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
D 2 loại với tỉ lệ 50% : 50%.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen