Đề thi HK1 môn Địa lí lớp 12 THPT Ngô Gia Tự - Đăk...
- Câu 1 : Gió Lào có nguồn gốc từ loại gió nào sau đây bị biến tính?
A Gió Tín Phong
B Gió Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương
C
Gió mùa Đông Bắc
D Gió Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu nam
- Câu 2 : Ở nước ta những nơi nhiều đồi núi lan ra sát biển thì ở đó:
A đồng bằng hẹp, thềm lục địa hẹp, biển sâu
B đồng bằng hẹp, thềm lục địa rộng, biển nông
C đồng bằng mở rộng, thềm lục địa hẹp, biển sâu
D đồng bằng mở rộng, thềm lục địa rộng, biển nông
- Câu 3 : Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện qua địa hình nước ta ở đặc điểm gì?
A
Xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu
B Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích
C Cấu trúc địa hình khá đa dạng
D Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại
- Câu 4 : Ranh giới phần lãnh thổ phía Bắc và Nam của nước ta là:
A dãy Hoành Sơn
B dãy Hoàng Liên Sơn
C dãy Trường Sơn Nam
D dãy Bạch Mã
- Câu 5 : Vùng đồng bằng sông Hồng mức độ ngập lụt nghiêm trọng không phải do:
A đê bao sông, bao biển kiên cố
B triều cường, địa thế thấp
C mật độ xây dựng cao
D mưa bão nhiều
- Câu 6 : Tình trạng mất cân bằng sinh thái biểu hiện:
A ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng nặng nề
B đất đai ngày càng bị ô nhiễm
C không khí ngày càng ô nhiễm
D gia tăng thiên tai và sự bất thường của thời tiết, khí hậu
- Câu 7 : Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta không có đặc điểm
A phân hai mùa nóng - lạnh rõ rệt
B biên độ nhiệt năm lớn
C nhiệt độ trung bình năm trên 250C
D mùa đông kéo dài khoảng 2 - 3 tháng
- Câu 8 : Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc
B Đều có đủ 3 đai cao
C Đều giàu khoáng sản than
D Đều có hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam
- Câu 9 : Lũ quét hay xảy ra nhất ở vùng nào của nước ta?
A Đồng bằng sông Cửu Long
B Tây Nguyên
C Đồng bằng sông Hồng
D Trung du miền núi phía Bắc
- Câu 10 : Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của:
A gió tín phong với độ cao và hướng các dãy núi
B gió mùa với hướng các dãy núi
C độ cao và hướng các dãy núi
D gió mùa với độ cao các dãy núi
- Câu 11 : Căn cứ vào Átlát hãy cho biết vùng có lượng mưa ít nhất nước ta là:
A Bắc Trung Bộ
B Duyên hải cực Nam Trung Bộ
C Tây Nguyên
D Nam Bộ
- Câu 12 : Cho bảng số liệu sauVẽ biểu đồ thể hiện tổng diện tích rừng và các loại rừng ở nước ta là loại biểu đồ:
A cột kép
B cột kết hợp đường
C cột chồng
D tròn
- Câu 13 : Để phòng chống khô hạn lâu dài biện pháp hàng đầu phải là:
A trồng rừng phòng hộ ven biển
B xây dựng các công trình thuỷ lợi chứa nước hợp lí
C tổ chức định canh, định cư cho người dân
D củng cố các công trình đê bao sông, bao biển
- Câu 14 : Nhận xét đúng nhất về hiện trạng tài nguyên rừng nước ta là:
A diện tích rừng có xu hướng tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn suy thoái
B rất giàu có
C diện tích rừng tăng rất nhanh
D diện tích rừng không thay đổi qua các thời kì
- Câu 15 : Ở nước ta những nơi có lượng mưa trung bình năm lên đến 3500 - 4000 mm là:
A những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao
B vùng bán bình nguyên và đồi trung du
C các cao nguyên và các dãy núi nằm gần biển
D vùng đồng bằng ven biển
- Câu 16 : Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A đất chưa sử dụng
B đất nông nghiệp
C đất lâm nghiệp
D đất chuyên dùng
- Câu 17 : Đai ôn đới gió mùa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A Đất mùn thô và phù sa chiếm ưu thế
B Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C
C Ở độ cao trên 2600m
D Nhiệt độ trung bình mùa đông dưới 50C
- Câu 18 : Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là:
A Nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ
B Nước ta nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á
C Nước ta trong vùng nội chí tuyến
D Nước ta nằm ven biển
- Câu 19 : Biểu hiện nào sau đây của sông ngòi nước ta không phải là tính chất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
A Chế độ nước theo mùa
B Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
C Hướng chảy chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
D Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Câu 20 : Cho bảng số liệu sau: Cân bằng ẩm (mm) của 3 địa điểm trên theo thứ tự là:
A - 687, + 1868, + 245
B + 687, + 1868, + 245
C - 687, - 1868, - 245
D +1868, + 687, - 245
- Câu 21 : Sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản không phải là biện pháp:
A tìm ra loại mới thay thế
B sử dụng tiết kiệm
C tuyệt đối không được khai thác
D quản lý chặt chẽ khâu khai thác
- Câu 22 : Ở nước ta, mưa phùn là loại mưa:
A diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông
B diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông
C diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc
D diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc
- Câu 23 : Vùng nhiều bão nhất ở nước ta là:
A Bắc Bộ
B Nam Trung Bộ
C Nam Bộ
D Bắc Trung Bộ
- Câu 24 : Vùng hay xảy ra hạn hán kéo dài và gay gắt nhất nước ta là
A Duyên hải Bắc Trung Bộ
B Duyên hải cực Nam Trung Bộ
C Tây Bắc
D
Đông Bắc Bộ
- Câu 25 : Đâu không phải là hậu quả của sự suy giảm đa dạng sinh học
A Mất đi nguồn gen quí hiếm
B Mất đi nguồn thức ăn, nguồn dược liệu cho thế hệ sau
C Làm nền kinh tế đất nước bị khủng hoảng
D Làm mất cân bằng môi trường sinh thái
- Câu 26 : Bảo vệ sự đa dạng sinh học không phải là
A Quy định việc khai thác hợp lý
B Ban hành sách đỏ Việt Nam
C Không được khai thác bất cứ loại sinh vật nào
D Xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên
- Câu 27 : Tây Bắc là vùng có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất nước ta là do:
A gió mùa Đông Bắc tác động mạnh nhất
B địa hình cao nhất
C không giáp biển
D xa xích đạo nhất
- Câu 28 : Mùa bão ở nước ta thường diễn ra trong thời gian nào?
A Tháng VI đến tháng XII
B Tháng VIII đến tháng X
C Tháng V đến tháng IX
D Tháng VI đến tháng XI
- Câu 29 : Ý nào sau đây không thể hiện được tính đa dạng sinh học
A Các kiểu hệ sinh thái
B Số lượng thành phần loài
C Vùng phân bố
D Nguồn gen
- Câu 30 : Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu phần lãnh thổ phía nam nước ta là
A rừng ngập mặn
B đới rừng nhiệt đới gió mùa
C đới rừng cận nhiệt đới gió mùa
D đới rừng cận xích đạo gió mùa
- Câu 31 : Tháng 11, 12 bão thường đổ bộ vào vùng nào?
A Bắc Trung Bộ
B Nam Bộ
C Nam Trung Bộ
D Bắc Bộ
- Câu 32 : Đâu không phải là biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở miền núi
A Bảo vệ, phát triển rừng
B Làm ruộng bậc thang
C Cải tạo đất phèn, mặn
D Đào hố vẩy cá
- Câu 33 : Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta là
A giao đất, giao rừng cho nông dân
B
nhập khẩu gỗ để chế biến
C đẩy mạnh trồng rừng
D cấm khai thác, xuất khẩu gỗ
- Câu 34 : Vào mùa hạ Tây Nguyên mưa nhiều là do
A Tây Nguyên nằm bên sườn đón gió mùa Tây Nam
B Tây nguyên nằm bên sườn đón gió mùa Đông Bắc
C Tây Nguyên nằm gần biển
D Tây Nguyên nằm trong vùng xích đạo
- Câu 35 : Lũ quét xảy ra không phải do:
A địa hình bị chia cắt mạnh
B rừng bị tàn phá
C lượng mưa tập trung lớn
D mạng lưới sông dày đặc
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)