- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh...
- Câu 1 : Pháp rút khỏi Việt Nam khi
A chưa thực hiện hội nghị hiệp thương hai miền Nam - Bắc.
B hoàn thành xong hội nghị hiệp thương hai miền Nam - Bắc.
C Mĩ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Việt Nam.
D Mĩ đảo chính lật đổ Pháp, giành quyền thống trị ở Việt Nam.
- Câu 2 : Mục đích Mĩ nhảy vào Việt Nam sau khi Pháp rút khỏi là gì?
A biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu cũ.
B giúp Pháp có cơ hội quay trở lại Việt Nam lần ba.
C biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D giúp Ngô Đình Diện nắm quyền thống trị miền Nam.
- Câu 3 : Từ cuối năm 1953 đến năm 1956, đảng ta đã thực hiện bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất?
A ba đợt.
B bốn đợt.
C năm đợt.
D sáu đợt.
- Câu 4 : Ngay sau năm 1954, Đảng ta đã chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh
A ngoại giao chống Mĩ – Diệm.
B chính trị chống Mĩ – Diệm.
C vũ trang chống Mĩ – Diệm.
D quân sự chống Mĩ – Diệm.
- Câu 5 : Lực lượng chính trị nào được ra đời từ phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)?
A Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
B Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
C Trung ương cục miền Nam.
D Mặt trận thống nhất giải phóng miền Nam Việt Nam.
- Câu 6 : Hội nghị nào xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân?
A Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).
B Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1958)
C Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959)
D Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1960)
- Câu 7 : Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở Việt Nam từ năm 1953 đến năm 1957?
A Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến
B Nông dân trở thành người làm chủ nông thôn
C Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam chống Mĩ.
D Khối liên minh công - nông được củng cố vừng chắc.
- Câu 8 : Đâu không phải mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị - hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơnevơ (1954)?
A Đòi Mĩ - Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
B Bảo vệ hòa bình
C Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
D Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Câu 9 : Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hạn chế của quá trình thực hiện cải cách ruộng đất (1954 – 1957)?
A Đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế.
B Trình độ của những người thực hiện cải cách hạn chế.
C Sự chống phá của các thế lực thù địch.
D Sự sai lầm trầm trọng trong chính sách của Đảng.
- Câu 10 : Tác động to lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là
A Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
B giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
C hệ thống “ấp chiến lược” sụp đổ, nhiều vùng nông thôn đươc giải phóng.
D làm sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Câu 11 : Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân miền Nam với Mỹ-Diệm.
B Lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh.
C Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) quyết định dùng bạo lực cách mạng.
D Chính quyền Mỹ - Diệm trên đã sụp đổ.
- Câu 12 : Vì sao Hội nghị lần Trung ương lần thứ 15 của Đảng (1-1959) xác định: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác?
A Vì đây là thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân miền Nam.
B Vì chỉ có bạo lực cách mạng mới đánh bại bạo lực phản cách mạng của Mỹ-Diệm.
C Vì chính quyền Diệm đã suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ.
D Vì lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh, đủ sức lật đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
- Câu 13 : Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 – 1957 có bản chất là
A Cách mạng dân tộc dân chủ
B Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C Cách mạng vô sản kiểu mới.
D Cách mạng dân chủ nhân dân
- Câu 14 : Việt Nam bị chia cắt sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 do tác động của nhân tố khách quan nào sau đây?
A Do tác động của cục diện hai cực, hai phe
B Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm
C Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
D Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
- Câu 15 : Trong bài thơ “Theo chân Bác” (Tố Hữu) có câu:“Máu đọng chưa khô lại đầyHỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”Hai câu thơ trên là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách nào?
A Tố cộng, diệt cộng
B Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt.
C Dồn dân, lập ấp chiến lược
D Tìm diệt và bình định.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu