Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2017 - Đề...
- Câu 1 : Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm là
A kéo dài liên tục trong 3 tháng.
B hoạt động liên tục quanh năm.
C mạnh vào nửa đầu mùa đông, bị suy yếu vào nửa cuối mùa đông.
D không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đợt.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết các dân tộc Tày, Nùng thuộc ngữ hệ
A Nam Á.
B Hmông - Dao.
C Thái - Kađai
D Nam Đảo.
- Câu 3 : Loài có số lượng suy giảm nhiều nhất ở nước ta hiện nay là
A thú
B chim
C bò sát lưỡng cư
D cá
- Câu 4 : Nguyên nhân chủ yếu khiến mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển là do
A địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
B thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai.
C thiếu nguồn vốn đầu tư.
D chất lượng nguồn lao động còn thấp.
- Câu 5 : Đặc điểm không đúng với khai thác, chế biến khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
A Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất cả nước.
B Các khoáng sản chính trong vùng là than, sắt, bôxít, dầu khí, crom, thiếc.
C Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á.
D Khoáng sản phi kim loại đáng kể của vùng là apatit (Lào Cai).
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy cho biết 03 đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta (năm 2007) là
A Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.
B Hà Nội, Biên Hòa, Tp. Hồ Chí Minh.
C Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.
D Hà Nội, Hải phòng, Tp. Hồ Chí Minh.
- Câu 7 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết thủy điện Hàm Thuận (công suất 300 MW) được xây dựng trên sông
A Xê Xan.
B La Ngà.
C Xrê pốc.
D Sài Gòn.
- Câu 8 : Cho biểu đồ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONGGIAI ĐOẠN 2005 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014?
A Tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm.
B Dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng rất thấp.
C Chăn nuôi có xu hướng tăng tỉ trọng và đã trở thành ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất.
D Sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra chủ yếu giữa hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi.
- Câu 9 : Ngành công nghiệp không được coi là trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
B công nghiệp dệt may và da giầy.
C công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí - điện tử.
D công nghiệp luyện kim.
- Câu 10 : Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động
A xuất khẩu với các thị trường có nhu cầu lớn.
B vận tải, chế biến và bảo quản nông sản.
C tạo dựng và quảng bá thương hiệu nông sản.
D áp dụng khoa học - kĩ thuật trong sản xuất.
- Câu 11 : Cho biểu đồ:Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A Qui mô và cơ cấu diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.
B Diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.
C Tốc độ tăng trưởng diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.
D Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.
- Câu 12 : Nhận định không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta là
A phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.
B mật độ dân số ở nông thôn cao hơn so với đô thị.
C dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
D tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao.
- Câu 13 : Hướng chuyên môn hóa công nghiệp theo tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lâm Thao là
A thủy điện.
B hóa chất, giấy.
C dệt - may, vật liệu xây dựng.
D vật liệu xây dựng, cơ khí.
- Câu 14 : Ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là
A đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B góp phần tạo thế kinh tế liên hoàn theo chiều Bắc - Nam và Đông - Tây.
C thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây.
D tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút đầu tư.
- Câu 15 : Tại sao vào mùa đông vùng núi Đông Bắc lạnh hơn vùng núi Tây Bắc?
A địa hình vùng Đông Bắc cao hơn vùng Tây Bắc.
B vùng núi Tây Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Tây khô nóng.
C vùng Đông Bắc có 4 dãy núi hình cánh cung mở rộng ở phía Bắc chụm lại ở Tam Đảo.
D địa hình đồi núi thấp, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Câu 16 : Cho bảng số liệu:QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014 Nhận xét nào không đúng với quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2014
A Quy mô giá trị GDP tăng.
B Cơ cấu giá trị nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và giảm.
C Cơ cấu giá trị của ngành công nghiệp tăng chậm hơn dịch vụ.
D Dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và giảm dần tỉ trọng trong tổng cơ cấu.
- Câu 17 : Đông Nam Bộ đang trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta với những sản phẩm chuyên môn hóa là
A bông, lạc, đậu tương.
B cao su, hồ tiêu, điều.
C ca cao, chè, dừa.
D mía, quế, hồi.
- Câu 18 : Đặc điểm không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền là
A đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
B sử dụng nhiều sức người.
C sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
D năng suất lao động thấp.
- Câu 19 : Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở
A Bắc Bộ.
B Bắc Trung Bộ.
C Nam Trung Bộ.
D Nam Bộ.
- Câu 20 : Cho biểu đồ sau:Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây
A Lượng mưa trung bình và nhiệt độ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
B Sự gia tăng nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
C Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh .
D Biên độ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Câu 21 : Tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây không giáp biển?
A Tp. Cần Thơ.
B Tp. Hồ Chí Minh.
C Quảng Ngãi.
D Ninh Bình.
- Câu 22 : Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat trang 10, hãy cho biết tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là
A tháng 11, tháng 8, tháng 10.
B tháng 10, tháng 8, tháng 10.
C tháng 10, tháng 8, tháng 11.
D tháng 9, tháng 8, tháng 11.
- Câu 23 : Thời kì phong kiến, các đô thị ở Việt Nam thường có chức năng chính là
A trung tâm kinh tế.
B trung tâm chính trị - hành chính.
C văn hóa - giáo dục.
D hành chính - thương mại - quân sự.
- Câu 24 : Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm ở nước ta là
A Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
B Bắc Bộ, Nam Bộ.
C Nam Trung Bộ, Nam Bộ.
D Bắc Trung Bộ, Nam Bộ.
- Câu 25 : Ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do
A đẩy mạnh áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật trong trồng và chế biến.
B chất lượng nguồn lao động được cải thiện.
C điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D thị trường tiêu thụ mở rộng.
- Câu 26 : Đặc điểm không đúng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A Là vùng đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta.
B Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng.
C Các loại khoáng sản chủ yếu của vùng là đá vôi, than bùn, than nâu, dầu khí.
D Khí hậu trong vùng thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo.
- Câu 27 : Thế mạnh phát triển cây vụ đông của Đồng bằng sông Hồng dựa trên điều kiện
A đất đai màu mỡ.
B ít có thiên tai.
C có một mùa đông lạnh.
D nguồn nước dồi dào.
- Câu 28 : Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta
A Khẳng định chủ quyền biển, đảo.
B Phòng tránh được thiên tai.
C Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.
D Góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
- Câu 29 : Nhà máy thủy điện lớn nhất trên sông Xê-xan ở Tây Nguyên là
A Đa Nhim.
B Đrây H’ling.
C Buôn Kuôp.
D Yaly.
- Câu 30 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM Ở NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014(Đơn vị: nghìn ha)Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A Biểu đồ kết hợp.
B Biểu đồ miền.
C Biểu đồ cột chồng.
D Biểu đồ đường.
- Câu 31 : Biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng và phát triển rừng hiện nay đồng thời trồng rừng trên đất trồng đồi núi trọc là kế hoạch của loại rừng
A rừng phòng hộ.
B rừng đặc dụng.
C rừng sản xuất.
D rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)