Đề thi thử THPT QG môn Địa lí trường THPT Lê Quý Đ...
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh nào?
A Lạng Sơn.
B Cao Bằng.
C Lào Cai.
D Hà Giang.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, các vịnh biển theo thứ tự bắc –nam là
A Hạ Long, Vân Phong, Đà Nẵng, Xuân Đài.
B Hạ Long, Đà Nẵng, Vân Phong, Xuân Đài.
C Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong.
D Hạ Long, Xuân Đài, Đà Nẵng, Vân Phong.
- Câu 3 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
A Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí..
B Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia
C Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia
D Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
- Câu 4 : Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
A Liên minh châu Âu.
B Thị trường chung Nam Mĩ.
C Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
D Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất nước ta năm 2007 là
A nông, lâm sản.
B công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
C công nghiệp nặng và khoáng sản.
D thủy sản.
- Câu 6 : Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm nước ta năm 2014 (đơn vị: %)Biểu đồ thíc hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm nước ta năm 2014 là biều đồ:
A Tròn.
B Miền.
C kết hợp (cột và đường )
D cột.
- Câu 7 : Đường Hồ Chí Minh ở nước ta có vai trò.
A giúp cho Tây Nguyên phát triển kịp với các vùng khác
B thay thế quốc lộ 1A đã xuống cấp và nhiều tai nạn giao thông.
C thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở dải đất phía Tây lãnh thổ Việt Nam
D giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa miền Bắc và miền Nam.
- Câu 8 : Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trumg Bộ nước ta là
A Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Lý Sơn.
B Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Qúy, Côn Đảo.
C Hoàng Sa, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa
D Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc
- Câu 9 : Cho bảng số liệu:Sản lượng cao su của Đông Nam Á và thế giới (đơn vị: triệu tấn)Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2013?
A Tỉ trọng ngày càng tăng.
B Tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%.
C Luôn chiếm tỉ trọng cao nhất so với các khu vực khác.
D Tỉ trọng ngày càng giảm.
- Câu 10 : Trong hoạt động thương mại bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản là
A các nước ASEAN.
B Các nước châu Phi.
C Hoa Kì, Trung Quốc, EU.
D Các nước Mỹ Latinh
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào mùa thu – đông tiêu biểu ở nước ta là
A Sa Pa, Lạng Sơn, Hà Nội.
B Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang.
C Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn.
D Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau.
- Câu 12 : Trong cơ cấu cây công nghiệp của nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, vì
A mang lại hiệu quả kinh tế cao
B nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
C nhân dân có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
D sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta
- Câu 13 : Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới?
A Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga – Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm 2005.
B Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
C Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên.
D Quan hệ Nga- Việt là quan hệ truyền thống.
- Câu 14 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các quốc lộ nối Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên là
A 19, 20, 24, 26, 27, 28.
B 14, 19, 21, 24, 27, 28.
C 19, 24, 25, 26, 27, 28.
D 14, 15, 19, 20, 21, 26.
- Câu 15 : Mức sống của các dân tộc ở nước ta còn chênh lệch là do:
A sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng.
B lịch sử định cư của các dân tộc mang lại.
C trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau.
D các dân tộc có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 là:
A Đài Loan.
B Trung Quốc.
C Đông Nam Á
D Hàn Quốc
- Câu 17 : Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta?
A Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
B Khai thác và chế biến dầu khí.
C Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa
D Khai thác và chế biến bô xít, thủy sản.
- Câu 18 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, các vườn quốc gia thuộc Bắc Trung Bộ là
A Cúc Phương, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng.
B Vũ Quang, Ba Bể, Cúc Phương.
C Bạch Mã, Bến En, Cúc Phương.
D Pù Mát, Bến En, Vũ Quang.
- Câu 19 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA (đơn vị: nghìn ha)Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng rừng ở nước ta?
A Năm 2014, Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng lớn nhất cả nước
B Trong giai đoạn 2005 – 2014, Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng lớn nhất, với mức tăng 1025,4 nghìn ha
C Bắc Trung Bộ là vùng có độ che phủ rừng (năm 2014) cao nhất cả nước, với hơn 56,6%.
D trong giai đoạn 2005 – 2014, diện tích rừng ở tất cả các vùng vủa nước ta đề tăng.
- Câu 20 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, chè được trồng nhiều trên các cao nguyên nào?
A Lâm Viên, Mơ Nông.
B Mơ Nông, Kom Tum.
C Lâm Viên, Đăc Lắk
D Di Linh, Pleiku.
- Câu 21 : Đường hầm ô tô qua dãy núi Hoành Sơn và Bạch Mã ở nước ta góp phần
A mở rộng giao thương với nước bạn Lào.
B mở rộng giao thương với nước bạn Campuchia
C làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Bắc – Nam.
D ảnh hưởng của khối không khí lạnh phương Bắc và khối không khí Xich đạo.
- Câu 22 : Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất và chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là
A Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B Đông Nam Bộ.
C Đồng bằng sông Cửu Long.
D Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ là
A than.
B than, dầu, khí tự nhiên.
C dầu, khí tự nhiên.
D nhiên liệu sinh học
- Câu 24 : Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên nước ta theo Bắc – Nam là
A địa hình.
B khí hậu.
C sinh vật.
D đất đai
- Câu 25 : Ý nào sau đây chưa chính xác khi nói về những biện pháp đồng bộ nhằm phát triển du lịch bền vững ở nước ta?
A Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng
B tăng cường tuyên truyền, bảo về tài nguyên, môi trường du lịch.
C phát triển các cơ sở du lịch theo quy hoạch của nhà nước
D Tập trung tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của dân cư địa phương.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)