- Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII
- Câu 1 : Từ thế kỉ XVII, chữ viết nào được du nhập vào Việt Nam thông qua quá trình truyền bá Thiên Chúa Giáo?
A Chữ Nôm.
B Chữ Quốc ngữ.
C Chữ Hán.
D Chữ Phạn
- Câu 2 : Đâu là tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của người Việt được tiếp tục phát huy ở các thế kỉ XVI đến XVIII?
A ăn trầu.
B trò chơi dân gian.
C tổ chức lễ hội.
D thờ cúng tổ tiên.
- Câu 3 : Từ thế kỉ XVI đến XVIII, tôn giáo nào từng bước suy thoái khi tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước?
A Nho giáo
B Đạo giáo
C Phật giáo.
D Thiên chúa giáo.
- Câu 4 : Biểu hiện nào sau đây minh chứng cho sự khôi phục của Phật giáo nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A Các nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.
B Chữ Quốc ngữ được truyền bá vào nước ta.
C Truyền thống thờ cúng tổ tiên được phát huy.
D Nhiều vị chúa quan tâm xây dựng các ngôi chùa lớn.
- Câu 5 : Tại sao văn học chữ Hán từ thế kỉ XVI đến XVIII lại mất dần vị thế vốn có của nó trong thời Lê sơ?
A Nho giáo suy thoái.
B Nhà nước không chú trọng phát triển.
C Chữ Hán không còn phổ biến.
D Văn học dân gian phát triển.
- Câu 6 : Trong thời gian đầu Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào?
A Sáng tạo nghệ thuật.
B Viết văn tự
C Truyền đạo
D Sáng tác văn học
- Câu 7 : Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, khoa học – tự nhiên không có điều kiện phát triển không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời.
B Do khoa học – tự nhiên không phù hợp với thời phong kiến.
C Do không được chính quyền phong kiến quan tâm đúng mức.
D Do nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử.
- Câu 8 : Ý nào sau đây không phải điểm mới của văn học nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A Văn học chữ Hán ngày càng đóng vị trí quan trọng.
B Văn học dân gian ngày càng phát triển.
C Đời sống tinh thần của nhân dân được đề cao hơn.
D Văn học bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
- Câu 9 : Việc không chú ý đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến XVIII?
A Phá vỡ nền kinh tế nông thôn tồn tại từ lâu đời.
B Không áp dụng được tri thức tiên tiến vào sản xuất.
C Kinh tế nông nghiệp không phát triển.
D Làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế.
- Câu 10 : Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm tình hình khoa học – kĩ thuật Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ?
A Số công trình khoa học tăng lên
B Xuất hiện nhiều công trình về sử học, địa lý, quân sự, y dược, nông học,...
C Khoa học tự nhiên được quan tâm phát triển.
D Một số thành tựu của kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta.
- Câu 11 : Tác phẩm điêu khắc gỗ tiêu biểu nhất ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII có tên là
A Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Bắc Ninh)
B Chùa Một Cột
C Tượng Phật chùa Tây Phương (Hà Nội)
D Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Hà Nội)
- Câu 12 : Bài học nào được rút ra cho Việt Nam từ tình hình phát triển khoa học - kĩ thuật từ thế kỉ XVI đến XVIII để có thể bắt kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay?
A Khuyến khích học chữ Hán và chữ Nôm.
B Tích cực phát triển Nho giáo.
C Chú trọng các nội dung kinh, sử trong giáo dục.
D Đẩy mạnh phát triển khoa học – kĩ thuật.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến