- Học thuyết tiến hóa cổ điển
- Câu 1 : Theo Lamac, tiến hoá là
A Sự phát triển có kế thừa lịch sử, nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
B Sự tích luỹ các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại.
C Sự thích nghi hợp lí của sinh vật sau khi đào thải các dạng kém thích nghi.
D Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
- Câu 2 : Nội dung nào sau đây không phải là quan niệm của Lamác
A Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ.
B Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục
C Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi
D Tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử
- Câu 3 : Theo Lamac, các đặc điểm thích nghi của sinh vật được hình thành do
A Các cá thể cùng loài phản ứng giống nhau trước sự thay đổi chậm chạp của ngoại cảnh, không có sự đào thải.
B Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạnh kém thích thích nghi, chỉ còn những dạng thích nghi nhất.
C Kết quả của quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối, chọn lọc tự nhiên.
D Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng trung gian, hình thành nhiều đặc điểm mới.
- Câu 4 : Theo Lamac, nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục là do
A Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời
B Biến dị cá thể phát sinh theo hướng không xác định.
C Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi
D Tập quán hoạt động của động vật luôn thay đổi theo sự thay đổi của môi trường.
- Câu 5 : Theo Lamac, cơ chế của sự tiến hoá là
A Sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
B Sự tích lũy dần dần các biến đổi dưới tác dụng của ngoại cảnh
C Sự cố gắng vươn lên hoàn thiện của sinh vật.
D Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động.
- Câu 6 : Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Lamac là
A Cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khả năng vươn lên hoàn thiện về tổ chức
B Thừa nhận sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với ngoại cảnh
C Cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải
D Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, cho rằng mọi biến dị trong đời cá thể đều di truyền được
- Câu 7 : Theo Lamac, chiều hướng tiến hoá của sinh vật là
A Các loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của ngoại cảnh
B Hình thành khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường
C Tính thích nghi ngày càng hợp lí theo sự biến đổi chậm chạp của ngoại cảnh
D Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp
- Câu 8 : Các nhân tố tiến hoá theo Lamac là
A Sự di truyền và tích luỹ các biến dị cá thể
B Sự thay đổi của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của động vật
C Do các biến dị cá thể phát sinh theo hướng xác định tương ứng với ngoại cảnh
D Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp và sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp
- Câu 9 : Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là
A Lần đầu tiên giải thích sự tiến hóa của sinh giới một cách hợp lí thông qua vai trò của chọn lọc tự nhiên.
B Chứng minh sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển có kế thừa lịch sử
C Giải thích được sự đa dạng sinh giới bằng thuyết biến hình
D Bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật.
- Câu 10 : Theo Đacuyn,“biến dị cá thể” là
A Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định.
B Những biến đổi theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
C Tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt động sinh sản hữu tính
D Sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản ở từng cá thể
- Câu 11 : Nhân tố tiến hoá theo Đacuyn là
A Biến dị và chọn lọc tự nhiên
B Biến dị và di truyền
C Đào thải và tích luỹ các biến dị
D Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên
- Câu 12 : Theo Đacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong loài
B Phân hóa khả năng tồn tại của các kiểu gen khác nhau trong loài.
C Phân hóa khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể khác nhau trong loài.
D Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể khác nhau trong loài.
- Câu 13 : Nội dung nào sau đây là quan niệm của Đacuyn về sự hình thành loài mới ?
A Loài mới hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
B Dưới tác dụng của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng trung gian hình thành các loài mới.
C Loài mới hình thành qua sự đào thải biến dị bất lợi, tích lũy biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D Do ngoại cảnh biến đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời hình thành các loài mới, không có loài nào bị đào thải.
- Câu 14 : Nguyên nhân của tiến hoá theo Đacuyn là
A Sự tích luỹ các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại
B Sự phát sinh các biến dị cá thể qua sinh sản có tính vô hướng
C Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật
D Do ngoại cảnh thay đổi chậm nên các loài mới ra đời qua nhiều dạng trung gian
- Câu 15 : Theo Đacuyn, sinh vật thích nghi hợp lí với môi trường sống là do
A Sinh vật vốn có khả năng biến đổi thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh
B Sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
C Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài
D Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời, không có loài nào bị đào thải
- Câu 16 : Theo Đacuyn, nhân tố chính trong quá trình hình thành những đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật qua chọn lọc tự nhiên (CLTN) là
A Các yếu tố phức tạp trong ngoại cảnh
B Sự phong phú và đa dang của các biến dị cá thể
C CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền
D Sự phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên
- Câu 17 : Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là
A Giải thích chưa thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
B Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị
C Đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá
D Chưa giải thích đươc đầy đủ quá trình hình thành loài mới
- Câu 18 : Về mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng
A Các loài khác nhau là kết quả của quá trình tiến hóa từ nhiều nguồn gốc khác nhau
B Các loài khác nhau là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung
C Các loài được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc riêng
D Các loài không có quan hệ họ hàng về mặt nguồn gốc
- Câu 19 : Theo Đacuyn, con cháu xuất phát từ một nguồn gốc chung ngày càng khác xa nhau và khác xa tổ tiên ban đầu là do
A Đào thải các biến dị có hại
B Xuất hiện các biến dị cá thể
C Tích lũy các biến dị có lợi
D sự phân li tính trạng
- Câu 20 : Nguyên nhân chủ yếu diễn ra chọn lọc nhân tạo là do
A Nhu cầu thị hiếu khác nhau của con người
B Sự thoái hoá của vật nuôi, cây trồng
C Sự cạnh tranh giữa các nhà chọn giống
D Lợi nhuận kinh tế trong trồng trột, chăn nuôi
- Câu 21 : Cơ sở của quá trình chọn lọc nhân tạo là
A Sự phân li tính trạng ở vật nuôi, cây trồng
B Sự thay đổi thường xuyên về nhu cầu thị hiếu của con người
C Sự hình thành các loài mới đặc sắc ở các giống vật nuôi, cây trồng
D Tính biến dị và tính di truyền ở vật nuôi, cây trồng
- Câu 22 : Phát biểu nào dưới đây không đúng với nội dung của quá trình chọn lọc nhân tạo (CLNT) trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn ?
A CLNT là một quá trình đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
B CLNT là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi nhưng không quy định tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng
C CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.
D Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng
- Câu 23 : Cơ chế chính của sự tiến hoá ở vật nuôi, cây trồng theo Đacuyn là
A Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người
B Các biện pháp kĩ thuật áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt
C Nhu cầu rất đa dạng và thường xuyên thay đổi của con người
D Sự không ngừng phát sinh các biến dị tổ hợp có lợi ở vật nuôi, cây trồng
- Câu 24 : Theo quan niệm của Đacuyn, vật nuôi và cây trồng có sự phân li tính trạng ngày càng phong phú, đa dạng là do
A Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể tiến hành theo những hướng khác nhau.
B Vật nuôi và cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản luôn xuất hiện các biến dị rất đa dạng
C Trong quá trình chăn nuôi và trồng trọt, con người đã gây đột biến bằng các tác nhân lí hóa tạo ra vô số các loại đột biến khác nhau
D Trong quá trình chăn nuôi và trồng trọt, con người đã lai giống để tạo ra các biến dị tổ hợp
- Câu 25 : Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong qua niệm hiện đại?
A Thường biến.
B Biến dị.
C Đột biến.
D Di truyền.
- Câu 26 : Theo Lamac, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính
A làm tăng tính đa dạng của loài.
B làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi.
C làm phát sinh các biến dị không di truyền.
D làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục.
- Câu 27 : Điều khẳng định nào sau đây là đúng với học thuyết Lamac?1 – Các loài sinh vật có biến đổi.2 - Sự biến đổi của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài từ một loài ban đầu.3 – Sinh vật có khả năng chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường.4 – Phân li độc lập và tổ hợp tự do giải thích tiến hoá của cá thể chứ không phải của loài.5 – Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn.
A 1, 2, 3.
B 2, 3, 4.
C 3, 4, 5.
D 1, 3, 5.
- Câu 28 : Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn?
A Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.
B Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau.
C Quần thể sinh vật có xu hướng luôn có kích thước ổn định trước biến đổi bất thường của môi trường.
D Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.
- Câu 29 : Nội dung nào sau đây là phù hợp nhất với quan niệm của Đacuyn về nguồn nguyên liệu của chọn lọc và tiến hoá?
A Chỉ các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản.
B Những biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ trong quá trình sinh sản.
C Chỉ đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản.
D Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
- Câu 30 : Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là
A các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền.
B các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
D sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
- Câu 31 : Theo Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là
A tích luỹ những biến dị có lợi cho con người.
B đào thải những biến dị bất lợi cho con người.
C vừa đào thải những biến dị bất lợi (kém thích ứng) vừa tích luỹ những biến dị có lợi (thích ứng) cho con người.
D tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và bản thân sinh vật.
- Câu 32 : Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là
A chọn lọc nhân tạo.
B các biến dị cá thể xuất hiện vô cùng đa dạng và phong phú ở vật nuôi, cây trồng.
C chọn lọc tự nhiên.
D sự phân li tính trạng từ một dạng ban đầu.
- Câu 33 : Điều khẳng định nào sau đây về chọn lọc nhân tạo là đúng?
A Chọn lọc nhân tạo thường tạo ra các loài mới.
B Chọn lọc nhân tạo thường không tạo ra các loài mới.
C Chọn lọc nhân tạo khác với chọn lọc tự nhiên về bản chất.
D Sản phẩm của chọn lọc nhân tạo luôn có ưu thế cạnh tranh tốt hơn giữa các loài sống trong tự nhiên.
- Câu 34 : Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.
B tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
C vừa đào thải những biến dị bất lợi (không thích nghi) vừa tích luỹ những biến dị có lợi (thích nghi) cho sinh vật.
D tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
- Câu 35 : Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của CLTN là:
A cá thể.
B quần thể.
C giao tử.
D Loài.
- Câu 36 : Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, Đacuyn vẫn chưa làm sáng tỏ được điều gì?
A Vai trò của chọn lọc tự nhiên.
B Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện của môi trường.
C Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
D Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng.
- Câu 37 : Phát hiện quan trọng của Đacuyn về các sinh vật cùng loài trong tự nhiên là gì?
A Một số cá thể có khả năng di truyền các biến dị do học tập mà có.
B Các biến dị xuất hiện trong sinh sản thì di truyền được.
C Các cá thể cùng loài không hoàn toàn giống mà khác nhau về nhiều chi tiết.
D Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối.
- Câu 38 : Điểm chung trong quan niệm của Đacuyn và Lamac là
A chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.
B ngoại cảnh ảnh hưởng lên các loài sinh vật.
C giải thích được cơ chế di truyền các biến dị.
D chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị thích nghi và đào thải các biến dị kém thích nghi.
- Câu 39 : Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn so với học thuyết tiến hoá của Lamac là
A giải thích cơ chế tiến hoá ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm của Lamac.
B giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh.
- Câu 40 : Theo Đacuyn, loại biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình nào sau đây
A Tương tác giữa cá thể với môi trường sống.
B Sinh sản.
C Chọn lọc tự nhiên.
D Chọn lọc nhân tạo.
- Câu 41 : Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của thuyết Đacuyn?
A Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
B Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
C Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
D Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp và không bị đào thải.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen