Trắc nghiệm Sự tích Hồ Gươm có đáp án !!
- Câu 1 : Truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm" ra đời trong thời điểm lịch sử nào?
A. Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)
B. Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)
C. Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn
D. Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long
- Câu 2 : Truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm" ra đời trong mối quan hệ với di tích lịch sử nào của nước ta?
A. Thanh nhà Hồ (thành Tây Giai, Tây Đô) ở Thanh Hóa
B. Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa), nơi dựng nghiệp, nơi yên nghỉ của Lê Lợi
C. Hồ Gươm ở kinh thành Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay)
D. Tháp Bút bên Hồ Gươm ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội)
- Câu 3 : Tại sao chúng ta khẳng định "Sự tích Hồ Gươm" là truyền thuyết?
A. Ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh
B. Kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa
C. Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử
D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng của tác giả.
- Câu 4 : Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
A. Long Vương
B. Long Quân
C. Âu Cơ
D. Là một nhân vật khác
- Câu 5 : "Sự tích Hồ Gươm" được gắn với sự kiện lịch sử nào?
A. Lê Thận vớt được lưỡi gươm
B. Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ
C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần
D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn
- Câu 6 : Tại sao ban đầu nghĩa quân Lam Sơn lại nhiều lần bị thua
A. Chưa có gươm thần
B. Đức Long Quân chưa phù hộ
C. Trời chưa phó thác trách nhiệm cho Lê Lợi
D. Thế và lực của nghĩa quân còn non yếu
- Câu 7 : Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa:
A. Thể hiện màu sắc huyền thoại, làm câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn.
B. Thể hiện sự nhất trí trong nguyện vọng và quyết tâm đánh giặc cứu nước.
C. Thể hiện sức mạnh của gươm báu là sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
D. Cả 3 đáp án A, B và C
- Câu 8 : Con vật nào thay Long Quân nhận lại gươm thần?
A. Rùa thần
B. Mãng xà
C. Đại bàng
D. Rồng
- Câu 9 : Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?
A. hồ Tả Vọng
B. Hồ Tây
C. Hồ con Rùa
D. Không rõ
- Câu 10 : Lạc Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến
B. Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu
C. Đề cao sự phát triển nhanh chóng, chiến thắng của cuộc kháng chiến
D. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng
- Câu 11 : Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?
A. Sức mạnh của thần linh
B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân
C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm
D: Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân, sự trợ giúp của tổ tông, Trời, Đất.
- Câu 12 : Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Thăng Long
A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng
B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm
C. Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm
D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước
- Câu 13 : Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là?
A. Mang dấu hiệu của hiện thực lịch sử
B. Có những chi tiết hoang đường
C. Có yếu tố kì ảo
D. Sự kiện, nhân vật lịch sử gắn chặt với yếu tố kì ảo
- Câu 14 : Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
- Câu 15 : Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đốì với nghĩa quân Lam Sơn.
- Câu 16 : Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?
- Câu 17 : Thảo luận: ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm
- Câu 18 : Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
- Câu 19 : Hãy đọc phần Đọc thêm để thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam
- Câu 20 : Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
- Câu 21 : Lê Lợi nhận được gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
- Câu 22 : Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên các truyền thuyết đã học.
- Câu 23 : Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
- - Đề thi HK1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Bắc Hồng
- - Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đội Cấn
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2018, Trường THCS Nam Điền
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Bàn Đạt
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường THCS Thiệu Tiến
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6 năm 2020 - Trường PTDTNT THCS Buôn Đôn