Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8: (có đáp án) Liên bang...
- Câu 1 : Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên Bang Nga là một đất nước rộng lớn
A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.
B. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.
C. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu.
D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau
- Câu 2 : Ranh giới tự nhiên phân chia phần phía đông và phần phía tây của Liên Bang Nga là
A. Sông Ô-bi.
B. Dãy U-ran.
C. Sông Lê-na.
D. Sông Ênitxây
- Câu 3 : Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng Đông Âu là?
A. Chủ yếu đồi thấp và đầm lầy.
B. Thấp và nhiều ô trũng ngập nước.
C. Nhiều đầm lầy và vùng trũng thấp.
D. Tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp
- Câu 4 : Đại bộ phận lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc khí hậu nào?
A. Nhiệt đới.
B. Cận nhiệt đới.
C. Cận cực.
D. Ôn đới.
- Câu 5 : Các loại khoáng sản của Liên Bang Nga có trữ lượng lớn đứng đầu thế giới là
A. Dầu mỏ, than đá.
B. Quặng sắt, khí tự nhiên.
C. Khí tự nhiên, than đá.
D. Quặng sắt, dầu mỏ.
- Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của Liên Bang Nga?
A. Phần lớn là núi và cao nguyên.
B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
C. Có trữ năng thủy điện lớn.
D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao
- Câu 7 : Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, dân tộc Liên Bang Nga
A. Dân số tăng nhanh.
B. Dân số đông.
C. Tỉ lệ dân thành thị cao.
D. Nhiều dân tộc
- Câu 8 : Yếu tố quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư phân bố thưa thớt
A. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
B. Địa hình chủ yếu là đầm lầy.
C. Đất đai kém màu mỡ.
D. Khí hậu lạnh giá
- Câu 9 : Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết
A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.
C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.
D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất
- Câu 10 : Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là?
A. Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.
D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
- Câu 11 : Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là?
A. Năng lượng.
B. Công nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Dịch vụ.
- Câu 12 : Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho Liên Bang Nga là
A. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp quốc phòng.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí.
- Câu 13 : Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp?
A. Mới.
B. Thủ công.
C. Truyền thống.
D. Hiện đại.
- Câu 14 : Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga
A. Quỹ đất nông nghiệp lớn.
B. Khí hậu phân hoá đa dạng.
C. Giáp nhiều biển và đại dương.
D. Có nhiều sông, hồ lớn.
- Câu 15 : Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là?
A. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát
B. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát.
C. Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc.
D. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua
- Câu 16 : Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?
A. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
B. Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
D. Đời sống nhân dân ổn định
- Câu 17 : Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000
A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
B. Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
C. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
D. Đời sống nhân dân được nâng cao
- Câu 18 : Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của Liên Bang Nga
A. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.
B. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.
C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.
D. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng
- Câu 19 : Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?
A. Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng
B. Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.
C. Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn
- Câu 20 : Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga
A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.
B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á
- Câu 21 : Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là?
A. Điện tử - tin học, chế tạo máy.
B. Luyện kim màu, đóng tàu biển.
C. Thủy điện, dầu khí.
D. Chế tạo máy,dệt –may
- Câu 22 : Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
B. Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).
C. Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).
D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á