Ôn tập vật chất di truyền và cơ chế di truyền cấp...
- Câu 1 : Trong quá trình tự nhân đôi của AND, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau để tạo thành sợi hoàn chỉnh nhờ loại enzim nào sau đây?
A Ligaza
B ADN polymeraza
C ARN polymeraza
D Helicaza
- Câu 2 : Một đoạn ADN có tổng số nuclêôtit là 2400 và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 2 của gen đó sẽ là
A A = T = 320, G = X = 200.
B A = 160, T = 320, G = 520, X = 200.
C A = 320, T = 160, G = 200, X = 520.
D A = 200, T = 320, G = 160, X = 520.
- Câu 3 : Số lượng axit amin có trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ gen có 150 chu kì xoắn và có vùng mã hóa liên tục là
A 499
B 498
C 999
D 998
- Câu 4 : Một gen có chiều dài 4080 Ao và có số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Số liên kết hiđrô của gen đó là
A 2880
B 3000
C 2700
D 2900
- Câu 5 : Có nhiều trường hợp trong tế bào của sinh vật nhân chuẩn, cùng một gen được phiên mã tạo thành ARN nhưng lại tổng hợp ra nhiều loại prôtêin khác nhau. Tại sao lại như vậy?
A Do gen đó chứa nhiều đoạn intron khác nhau.
B Do trong quá trình cắt intron, có sự sắp xếp lại của các đoạn exon theo các cách khác nhau.
C Do trong quá trình tạo mARN trưởng thành, một số intron có thể không bị cắt khỏi mARN.
D Do gen đó chứa nhiều đoạn exon khác nhau.
- Câu 6 : Có một số yếu tố sau liên quan đến các quá trình sao chép ADN và phiên mã tổng hợp ARN
A 1, 2 và 3.
B 1, 2 và 4.
C 2, 3 và 4.
D 1, 2, 3 và 4.
- Câu 7 : Trên thực tế, người ta có thể chèn trực tiếp một gen của tế bào nhân chuẩn vào bộ gen của vi khuẩn và cho gen đó dịch mã thành prôtêin. Dự đoán nào sau đây không chính xác?
A Prôtêin đó có cấu trúc và chức năng tương tự như prôtêin bình thường được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn.
B Prôtêin đó có thể chứa nhiều axit amin như bình thường.
C Prôtêin đó có thể chứa ít axit amin như bình thường.
D Prôtêin đó có thể có trình tự các axit amin sai khác một phần so với prôtêin bình thường.
- Câu 8 : Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ (có chất cảm ứng) thì diễn ra các sự kiện nào?
A 1, 2.
B 1, 3.
C 1, 4.
D 1, 2, 4.
- Câu 9 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 10 : Prôtêin không thực hiện chức năng?
A Điều hòa các quá trình sinh lí.
B Bảo vệ tế bào và cơ thể.
C Xúc tác các phản ứng sinh hóa.
D Tích lũy các thông tin di truyền.
- Câu 11 : Một gen có 150 chu kì xoắn và G = 600. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, cần môi trường nội bào cung cấp số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại là
A T = A = 6300; G = X = 4200
B A = T = 4200; G = X = 6300
C A = T = 1200; G = X = 1800
D A = T = 1200; G = X = 1800
- Câu 12 : Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nu, T1 = 220 nu. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi polinucleotit. Số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là:
A A=T=30240 ; G=X=45360.
B A=T=29760 ; G=X=44640.
C A=T=14880 ; G=X=22320.
D A=T=16380 ; G=X=13860.
- Câu 13 : Nhận định nào dưới đây về quá trình dịch mã ở vi khuẩn là KHÔNG chính xác?
A Trong quá trình dịch mã không có mặt nguyên tắc bổ sung như trong quá trình tái bản và phiên mã
B Sự dịch mã bắt đầu từ đầu 5’ của mARN và kết thúc ở đầu 3’
C Amino acid đầu tiên f-Met được vận chuyển đến ribosome để tiến hành quá trình dịch mã.
D Amino acid đầu tiên trong quá trình dịch mã sẽ được một enzym đặc hiệu cắt bỏ sau quá trình dịch mã.
- Câu 14 : Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêotit. Vùng trình tự nuclêotit nằm ở đầu 5’ trên mạch khuôn của gen có chức năng.
A Mang thông tin mã hoá các axit amin.
B Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C Mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
D Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
- Câu 15 : Với 3 loại nuclêôtit A, X, U có thể tạo ra tối đa bao nhiêu bộ ba mã hoá axitamin?
A 26.
B 27.
C 9.
D 8.
- Câu 16 : Nhận định nào sau đây là không đúng về ADN trong tế bào nhân thực?
A Được cấu tạo từ các đơn phân là nuclêôtit.
B Chứa những đoạn không mã hóa axit amin (đoạn intron).
C Mang thông tin di truyền, trực tiếp tham gia quá trình dịch mã.
D Trong cấu tạo của nuclêôtit có đường đêôxyribôzơ.
- Câu 17 : Khẳng định nào dưới đây là KHÔNG chính xác khi nói về quá trình dịch mã ở tế bào nhân sơ?
A Trước khi quá trình dịch mã bắt đầu, các tiểu phần lớn và bé của ribosome tách rời nhau. Chỉ khi dịch mã, 2 tiểu phần mới kết hợp thành ribosome hoàn chỉnh.
B Trước khi quá trình dịch mã bắt đầu, các tiểu phần lớn và bé của ribosome tách rời nhau. Chỉ khi dịch mã, 2 tiểu phần mới kết hợp thành ribosome hoàn chỉnh.
C Nhờ tARN đầu tiên mang theo axit amin Methionine vào ribosome và quá trình dịch mã bắt đầu.
D tARN mang axit amin mở đầu có bộ ba đối mã là UAX
- Câu 18 : Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là:
A .
B .
C .
D .
- Câu 19 : Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306micrômet Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A A = T = 360; G = X = 540
B A = T = 540; G = X = 360
C A = T = 270; G = X = 630
D A = T = 630; G = X = 270
- Câu 20 : Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng, xét các phát biểu sau đây:1- Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.2- Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài. 3- Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.4- Có độ dài và số lượng nucleotit luôn bằng nhau. 5- Có cấu trúc mạch thẳng.Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A 2.
B 3.
C 4.
D . 5.
- Câu 21 : Có một số yếu tố sau liên quan đến các quá trình sao chép ADN và phiên mã tổng hợp ARN1.loại enzim xúc tác.2.sản phẩm của quá trình.3. nguyên liệu tham gia quá trình.4.chiều phản ứng tổng hợp xảy ra.Sự khác biệt của 2 quá trình sao chép và phiên mã biểu hiện ở các yếu tố
A 1, 2 và 3.
B 1, 2 và 4.
C 2, 3 và 4.
D 1, 2, 3 và 4.
- Câu 22 : Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ (có chất cảm ứng) thì diễn ra các sự kiện nào?1.Gen điều hòa chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế 2. Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hóa chất ức chế.3. Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN.4. Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các chuỗi pôlipeptit.Phương án đúng là:
A 1, 2.
B 1, 3.
C 1, 4.
D 1, 2, 4.
- Câu 23 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:1- Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.2- Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.3- Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.4- Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).5- Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.Có bao nhiêu phát biểu đúng
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 24 : Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạch polinucleotit mới. Xét các kết luận sau đây:1- Nếu diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống nhau.2- Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.3- Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 4 lần liên tiếp.4- Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.Có bao nhiêu kết luận đúng ?
A 2.
B 3.
C 1.
D 4.
- Câu 25 : Cho các phát biểu sau đây:1- Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.2- Đơn phân cấu trúc của ARN gồm bốn loại nucleotit là A, T, G, X.3- Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin.4- Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép. 5- Tất cả các ARN đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A 2.
B 3.
C 4.
D 1.
- Câu 26 : Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nu, T1 = 220 nu. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi polinucleotit. Số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là:
A A=T=30240 ; G=X=45360.
B A=T=29760 ; G=X=44640.
C A=T=14880 ; G=X=22320.
D A=T=16380 ; G=X=13860.
- Câu 27 : Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là:I. Số lượng mạch, số lượng đơn phân.II. Cấu trúc của 1 đơn phân khác nhau ở đường; trong ADN có T không có U còn trong ARN thì ngược lại.III. Về liên kết giữa H3PO4 với đường C5.IV. Về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric.
A I, II, III, IV.
B I, II, IV.
C I, III, IV.
D II, III, IV.
- Câu 28 : Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ?1. Nhân đôi ADN.2. Hình thành mạch pôlinuclêôtit.3. Phiên mã.4. Mở xoắn.5. Dịch mã.6. Đóng xoắn.
A 1,2,4.
B 1,3,6.
C 1,2,5.
D 1,3,5.
- Câu 29 : Một phân tử m ARN tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc có tổng số 720 nucleotit . Phân tử mARN này tiến hành dịch mã có 10 riboxom trượt qua một lầnSố phân tử nước được giải phóng trong quá trình dịch mã là
A 7190
B 7210
C 2380
D 2390
- Câu 30 : Một phân tử mARN có chiều dài 1224 A0 trên phân tử m ARN này có 1 bộ ba mở đàu và 3 bộ ba có khả năng kết thúc dịch mã . bộ ba UAA cách bộ ba mở đầu 26 bộ ba , bộ ba UGA cách bộ ba mở đầu 39 bộ ba , bộ ba UAG cách bộ ba mở đầu 69 bộ ba . Chuỗi polipetit hoàn chỉnh do m ARN tổng hợp này quy định tổng hợp có số aa là bao nhiêu
A 25
B 38
C 68
D 26
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen