Đề thi thử THPT Quốc Gia ĐH Môn Sinh năm 2015 - Đ...
- Câu 1 : Ở người, alen H quy định máu đông bình thường, alen h quy định máu khó đông nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con trai bị bệnh máu khó đông và bị hội chứng Claifentơ. Nhận định nào sau đây là đúng?
A Mẹ XHXH , bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
B Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
C Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
D Mẹ XHXH , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
- Câu 2 : Yếu tố không làm thay đổi tần số tương đối các alen thuộc một gen nào đó trong quần thể?
A Các yếu tố ngẫu nhiên.
B Đột biến
C Giao phối không ngẫu nhiên
D Chọn lọc tự nhiên.
- Câu 3 : Trong một quần thể ngô, xét một gen có 2 alen A, a nằm trên NST thường. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,4875AA : 0,125Aa : 0,3875aa. Nếu tiếp tục cho tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ thứ 4 cấu trúc di truyền của quần thể là
A 0,4875AA: 0,125Aa: 0,3875aa.
B 0,534365AA: 0,03125Aa: 0,434385aa.
C 0,534375AA: 0,03125Aa: 0,434375aa
D 0,534385AA: 0,03125Aa: 0,434365aa.
- Câu 4 : Ở một loài cỏ, quần thể ở phía trong bờ sông ra hoa kết hạt đúng vào mùa lũ về, quần thể ở bãi bồi ven sông ra hoa kết hạt trước mùa lũ về nên không giao phấn được với nhau. Đây là ví dụ về
A Cách li nơi ở.
B Cách li sinh thái.
C Cách li tập tính.
D Cách li mùa vụ
- Câu 5 : Ở một loài, alen A quy định tính trạng chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng chân thấp; alen B quy định tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với alen b quy định tính trạng lông xám; các gen nằm trên NST thường. Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể đều dị hợp hai cặp gen, thu được kết quả như sau: 1 chân cao, lông xám : 2 chân cao, lông đen : 1 chân thấp, lông đen. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là
A Liên kết gen hoàn toàn
B Phân li độc lập.
C Hoán vị gen một bên với tần số bất kỳ.
D Liên kết hoàn toàn hoặc hoán vị gen.
- Câu 6 : Ở ngô, gen nằm trong tất cả các lạp thể của một tế bào sinh dưỡng bị đột biến. Khi tế bào này nguyên phân bình thường, kết luận nào sau đây là đúng?
A Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến nhưng không biểu hiện ra kiểu hình.
B Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình tạo nên thể khảm.
C Chỉ một số tế bào con mang đột biến và tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến.
D Gen đột biến phân bố không đồng đều cho các tế bào con và biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp
- Câu 7 : Đột biến chắc chắn làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể có ý nghĩa:
A 3, 4.
B 3, 5.
C 2, 4.
D 1, 5.
- Câu 8 : Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục, các gen nằm trên NST thường. Cặp bố mẹ đem lai đều có kiểu gen , hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số như nhau. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A 9%
B 5,25%.
C 7,29%.
D 12,25%.
- Câu 9 : Kết luận nào sau đây là không đúng về di truyền ở người?
A Con trai nhận giao tử chứa NST X của mẹ và giao tử chứa NST Y của bố.
B Cả con trai và con gái đều nhận giao tử chứa NST X của mẹ.
C Con gái nhận giao tử chứa NST X của mẹ và giao tử chứa NST X của bố.
D Chỉ con gái nhận giao tử chứa NST X của mẹ còn con trai thì không.
- Câu 10 : Châu chấu cái có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX (2n = 24), châu chấu đực có cặp NST giới tính XO (2n =23). Khi châu chấu đực giảm phân có khả năng cho bao nhiêu loại giao tử trong trường hợp không xảy ra đột biến và trao đổi chéo, mỗi cặp NST thường đều mang một cặp gen dị hợp?
A 211 loại.
B 212 loại.
C 211 + 1 loại.
D 212 + 1 loại.
- Câu 11 : Một loài giao phối có bộ NST 2n = 8. Cặp nhiễm sắc thể thứ nhất, thứ ba và thứ tư mỗi cặp đều có 1 chiếc bị đột biến cấu trúc. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử mang 2 NST bị đột biến cấu trúc là
A
B
C
D
- Câu 12 : Một loài có 2n = 4, con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX. Trên cặp NST thường có 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen, gen thứ ba có 2 alen; trên cặp NST giới tính, ở đoạn tương đồng trên NST X và Y có một gen với 3 alen. Trong trường hợp giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Số kiểu gen tối đa trong loài này là
A 4500.
B 72
C 300
D 512.
- Câu 13 : Câu 16:(ID :78010): Với 3 loại nuclêôtit A, X, U, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu bộ ba mã hoá axitamin
A 26.
B 27.
C 9.
D 8.
- Câu 14 : Ở một loài thực vật, alen A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST thường. Thực hiện phép lai giữa hai cây P: AaBB x aabb, thu được các cây F1, tứ bội hoá thành công các cây F1 bằng dung dịch Consixin. Chọn một trong các cây F1 đã được tứ bội hoá cho tự thụ phấn. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 là
A 1225:35:35:1 hoặc 35:1.
B 9:3:3:1 hoặc 35:1.
C 105:35:35:1 hoặc 9:3:3:1.
D 105:35:35:1 hoặc 35:1.
- Câu 15 : Điều nào sau đây nói về hoá thạch là không đúng?
A Là bằng chứng gián tiếp về sự tiến hoá của sinh giới.
B Giúp biết được lịch sử phát sinh và phát triển của sinh giới.
C Giúp biết được lịch sử hình thành của vỏ quả đất.
D Là di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá
- Câu 16 : Ở một loài thực vật, xét 3 gen nằm trên NST thường, mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng hợp lặn về 3 cặp gen này, thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình: 4 : 4 : 4 : 4 : 3 : 3 : 3 : 3. Kết luận nào sau đây là đúng?
A 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và liên kết hoàn toàn
B 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau.
C 3 cặp gen nằm trên một cặp NST và có hoán vị gen.
D 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hoán vị gen
- Câu 17 : Trong một quần thể giao phối, lưỡng bội, nhận định nào sau đây là không đúng?
A Chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn kiểu gen lặn sẽ làm tăng tần số tương đối alen trội tương ứng trong quần thể.
B Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội có lợi ra khỏi quần thể.
C Số lượng cá thể của quần thể càng nhiều, tỷ lệ giao phối gần càng lớn.
D Đột biến alen trội thành alen lặn sẽ làm tăng tần số tương đối của alen lặn tương ứng trong quần thể.
- Câu 18 : Lai hai cá thể đều dị hợp về hai cặp gen (Aa, Bb). Trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen trên chiếm tỷ lệ 9%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường và không có đột biến xảy ra, kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng?
A Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%.
B Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố hoặc mẹ với tần số 36%.
C Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 18%.
D Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số nằm trong khoảng từ 36% đến 50%.
- Câu 19 : Lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 toàn thân cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 46 cao, đỏ : 15 cao, vàng : 16 thấp, đỏ : 5 thấp, vàng. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường, nếu có hoán vị gen thì tần số khác 50%. Cho các cây có kiểu hình thân cao, quả vàng ở F2 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời con F3 là
A 11 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
B 5 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
C 3 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
D 8 cao, vàng: 1 thấp, vàng.
- Câu 20 : Ở một loài giao phấn có bộ NST 2n = 12. Nếu mỗi cặp NST chỉ xét một cặp gen dị hợp thì số thể ba đơn khác nhau về kiểu gen tối đa của loài này là
A 12
B 972
C 13
D 5832
- Câu 21 : Phương pháp chính xác nhất được dùng để phát hiện thể đa bội là
A phương pháp phả hệ.
B phương pháp nghiên cứu tế bào.
C quan sát đặc điểm hình thái.
D phương pháp gây đột biến.
- Câu 22 : Ở một loài bọ cánh cứng, alen A quy định mắt dẹt là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt lồi; alen B quy định mắt xám là trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi sinh.
A 195.
B 260
C 49.
D 65
- Câu 23 : Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:
A 0,75.
B 0,67.
C 0,5.
D 0,33.
- Câu 24 : Ở một loài thực vật alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen dị hợp quy định hoa hồng. Thực hiện phép lai giữa hai cây tam bội đều có kiểu gen Aaa. Trong trường hợp các cây tam bội này giảm phân tạo ra các giao tử n, 2n có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được từ phép lai trên là
A 1 đỏ: 26 hồng: 9 trắng.
B 9 đỏ: 26 hồng: 1 trắng
C 32 đỏ: 3 hồng: 1 trắng.
D 27 đỏ: 8 hồng: 1 trắng.
- Câu 25 : Ở một loài thú, alen A quy định lông đen là trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, gen nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể XY. Phép lai thuận giữa con cái lông đen thuần chủng với con đực lông trắng được F1, cho F1 tạp giao, thu được ở F2 tỉ lệ 3 lông đen : 1 lông trắng, trong đó con lông trắng toàn là con đực. Phép lai nghịch, ở F2 sẽ cho kết quả:
A 3 lông đen: 1 lông trắng (toàn con đực).
B 1 cái lông đen: 1 cái lông trắng : 1 đực lông đen : 1 đực lông trắng.
C 3 lông đen: 1 lông trắng (toàn con cái).
D 3 lông trắng: 1 lông đen (toàn con đực).
- Câu 26 : Trong một quần thể giao phối, xét một gen có 2 alen A, a nằm trên NST thường. Kết luận nào sau đây là đúng?
A Nếu gen A có lợi, gen a có hại thì gen a sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể sau nhiều thế hệ.
B Tần số tương đối của alen A có thể là: 0,34 ; 0,55 ; 0,75 ; 0,95
C Gen A không bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
D Tần số tương đối của alen A luôn tăng, a luôn giảm.
- Câu 27 : Trong phòng thí nghiệm, một nhà khoa học cho lai giữa 2 loài thực vật A và B thu được một nhóm cá thể F1có khả năng sinh sản hữu tính bình thường, kết luận nào sau đây là đúng?
A Nhóm con lai này phải được đa bội hoá mới có thể hình thành loài mới.
B Nhóm con lai này không thể là loài mới vì được tạo ra trong môi trường nhân tạo.
C Nhóm con lai F1 mang đặc điểm di truyền của cả loài A và B.
D Nhóm con lai này là loài mới nếu nó sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường trong điều kiện tự nhiên.
- Câu 28 : Cho các kiểu gen sau: (1) , (2) , (3) , (4) , (5) . Những kiểu gen khi giảm phân có thể xảy ra hoán vị gen là:
A (2), (3), (4).
B (2), (3), (4), (5).
C (1), (2), (3), (4), (5).
D (2), (3).
- Câu 29 : Người ta tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN với bộ ba mở đầu là 5’AUG3’ và bộ ba kết thúc là 5’UAG3’. Số lượng nuclêôtit từng loại của phân tử mARN trên là: A = 155; G = 135; X = 160; U = 150. Khi một ribôxôm trượt qua phân tử mARN trên một lần thì số lượng nuclêôtit từng loại trên các bộ ba đối mã của các phân tử tARN tham gia dịch mã là
A A = 149, G = 160, X = 134, U = 154.
B A = 149, G = 160, X = 154, U = 134.
C A = 155, G = 135, X = 160, U = 150.
D A = 150, G = 160, X = 135, U = 155
- Câu 30 : Khi học bài: Quần thể sinh vật, hai học sinh làNamvà An thảo luận với nhau:
A Mật độ gà trong chuồng nhà bạn không đảm bảo như trong tự nhiên nên không phải là quần thể.
B Gà nhà bạn là do người cho ăn, chứ nó không tự tìm kiếm được nên không phải là quần thể.
C Là quần thể khi các cá thể tự thiết lập mối quan hệ với nhau và với môi trường để thực hiện các chức năng sinh học.
D Tỷ lệ đực/cái trong chuồng gà nhà bạn không như trong tự nhiên nên không phải là quần thể.
- Câu 31 : Trong một số quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen A và a (A trội hoàn toàn so với a), quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất?
A Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,64.
B Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 0,75.
C Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 0,91.
D Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,0625.
- Câu 32 : Theo quan niệm hiện đại, những yếu tố vừa tham gia hình thành quần thể thích nghi, vừa tham gia hình thành loài mới:
A Đột biến, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.
B Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.
C Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và cơ chế cách li sinh sản.
D Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
- Câu 33 : Trong giảm phân của tế bào sinh tinh (2n) ở một cá thể động vật có sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A Có thể sinh ra một tỉ lệ giao tử bình thường
B Luôn sinh ra đời con mắc đột biến lệch bội.
C Không thể tạo ra giao tử n + 1.
D Chỉ tạo ra các giao tử không có sức sống.
- Câu 34 : Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao chịu sự chi phối bởi 4 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST thường theo kiểu tương tác cộng gộp.
A 1 : 4 : 6: 4 : 1.
B 1 : 6 : 15 : 15 : 6 : 1.
C 9 : 3 : 3: 1.
D 1 : 5 : 10 : 10 : 5 : 1.
- Câu 35 : Cho P: AaBbDdEe x AaBbDdEe. Trong đó alen trội quy định tính trạng trội là trội hoàn toàn so với alen lặn quy định tính trạng lặn. Tỷ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội nhận được ở F1 là
A
B
C
D
- Câu 36 : 100 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen thực hiện giảm phân bình thường, trong đó có 70 tế bào giảm phân có hoán vị. Tần số hoán vị gen trong trường hợp này là
A 7%.
B 35%.
C 17,5%
D 30%.
- Câu 37 : Giao phối tự do (giao phối ngẫu nhiên) không được xem là nhân tố tiến hoá vì
A Không làm thay đổi tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B Tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.
C Giúp phát tán đột biến trong quần thể.
D Làm trung hoà tính có hại của đột biến, giúp các alen lặn có hại được tồn tại trong quần thể.
- Câu 38 : Một cơ thể dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên NST thường, khi giảm phân thấy xuất hiện một loại giao tử chứa hai gen A, b chiếm tỷ lệ 12,5% so với tổng số giao tử được sinh ra. Trong trường hợp giảm phân bình thường, không có đột biến xảy ra, kết luận nào sau đây là đúng?
A Hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên một cặp NST và quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 50%.
B Hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên một cặp NST và quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 12,5%.
C Hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên hai cặp NST khác nhau.
D Hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên một cặp NST và quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.
- Câu 39 : Theo lí thuyết, điểm giống nhau giữa quần thể tự phối và quần thể giao phối là
A càng về sau, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng, tỷ lệ kiểu gen dị hợp càng giảm.
B cấu trúc di truyền không thay đổi qua các thế hệ.
C cấu trúc di truyền thay đổi qua các thế hệ.
D tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó không thay đổi qua các thế hệ.
- Câu 40 : Khi cho lai giữa cây có kiểu hình hoa đỏ, đài ngã với cây có kiểu hình hoa trắng, đài cuốn, F1 thu được toàn cây có kiểu hình hoa đỏ, đài ngã. Cho một cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, đài cuốn chiếm 9%. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A Cây F1 khi giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 36%.
B Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng màu sắc hoa và hình dạng đài cùng nằm trên một cặp NST.
C Cây F1 khi giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
D Nếu cho một cây F1 khác tự thụ phấn thì có thể không thu được tỉ lệ kiểu hình tương tự.
- Câu 41 : Một loài cá hồi, trứng bắt đầu phát triển ở 00C. Nếu ở nhiệt độ 20C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành cá con. Tổng nhiệt hữu hiệu cho giai đoạn từ trứng đến cá con của loài cá hồi này là
A 4010 ngày.
B 2050 ngày.
C 102,50 ngày.
D 4100 ngày.
- Câu 42 : Đột biến chắc chắn làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể có ý nghĩa:(1) Gây ung thư máu ác tính ở người;(2) Tạo điều kiện cho đột biến gen tạo nên các gen mới;(3) Phân hóa nòi trong loài;(4) Loại bỏ những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng;(5) Làm tăng hoạt tính enzim amilaza trong đại mạch.Phương án đúng là:
A 3, 4.
B 3, 5.
C 2, 4.
D 1, 5.
- Câu 43 : Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục, các gen nằm trên NST thường. Cặp bố mẹ đem lai đều có kiểu gen , hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số như nhau. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A 9%
B 5,25%.
C 7,29%.
D 12,25%.
- Câu 44 : Cho các thông tin sau:(1) Trong một quần thể thỏ lông trắng xuất hiện một vài con có lông màu đen.(2) Những con thỏ ốm yếu, bệnh tật dễ bị kẻ thù tiêu diệt.(3) Một con suối nước chảy quanh năm làm cho các con thỏ ở bên này và bên kia suối không thể gặp nhau.(4) Những con có lông màu trắng thích giao phối với các con có lông màu trắng hơn là giao phối với các con có lông màu đen.(5) Một đợt rét đậm có thể làm cho số cá thể của quần thể thỏ giảm đi đáng kể.Những thông tin góp phần hình thành nên một loài thỏ mới là:
A (2), (3), (4), (5).
B (1), (2), (3), (4)
C (1), (3), (4), (5).
D (1), (2), (3), (4), (5).
- Câu 45 : Cho các phương pháp sau:(1) Nuôi cấy mô tế bào;(2) Sinh sản sinh dưỡng;(3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội; (4) Tự thụ phấn bắt buộc.Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai. Phương pháp sẽ được sử dụng là:
A (1), (2).
B (1), (2), (3).
C (1), (2), (3), (4).
D (1), (3).
- Câu 46 : Cho các phương pháp sau:(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ đối với cây giao phấn;(2) Dung hợp tế bào trần khác loài;(3) Lai giữa các dòng thuần khác nhau tạo ra F1;(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội;(5) Chọn lọc các dòng tế bào soma có biến dị.Các phương pháp dùng để tạo ra các dòng thuần ở thực vật là
A (1), (3).
B (1), (2).
C (1), (4).
D (1), (5).
- Câu 47 : Ở một loài bọ cánh cứng, alen A quy định mắt dẹt là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt lồi; alen B quy định mắt xám là trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi sinh.Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là
A 195.
B 260
C 49.
D 65
- Câu 48 : Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:Xác suất để người III2 mang gen gây bệnh là bao nhiêu?
A 0,75.
B 0,67.
C 0,5.
D 0,33.
- Câu 49 : Ở người, 2n = 46. Quan sát một nhóm tế bào bình thường của một loại mô thực hiện phân bào, người ta quan sát thấy có 920 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Dự đoán nào sau đây là đúng về thời điểm phân bào và số lượng tế bào của nhóm?
A Đang ở kỳ sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 20 hoặc kỳ sau của giảm phân 2 với số lượng tế bào là 20.
B Đang ở kỳ sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 10 hoặc kỳ sau của giảm phân 2 với số lượng tế bào là 20.
C Đang ở kỳ sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 20 hoặc kỳ sau của giảm phân 2 với số lượng tế bào là 10.
D Đang ở kỳ sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 10.
- Câu 50 : Cho các kiểu gen sau: (1) , (2) , (3) , (4) , (5) . Những kiểu gen khi giảm phân có thể xảy ra hoán vị gen là:
A (2), (3), (4).
B (2), (3), (4), (5).
C (1), (2), (3), (4), (5).
D (2), (3).
- Câu 51 : Khi học bài: Quần thể sinh vật, hai học sinh làNamvà An thảo luận với nhau:-Namcho rằng: Chuồng gà nhà mình là một quần thể, vì: cùng loài, cùng không gian sống; cùng thời điểm sống, vẫn giao phối tạo ra thế hệ gà con hữu thụ.- An khẳng định: không phải là quần thể và đưa ra một số cách giải thích. Điều giải thích nào của An là thuyết phục nhất?
A Mật độ gà trong chuồng nhà bạn không đảm bảo như trong tự nhiên nên không phải là quần thể.
B Gà nhà bạn là do người cho ăn, chứ nó không tự tìm kiếm được nên không phải là quần thể.
C Là quần thể khi các cá thể tự thiết lập mối quan hệ với nhau và với môi trường để thực hiện các chức năng sinh học.
D Tỷ lệ đực/cái trong chuồng gà nhà bạn không như trong tự nhiên nên không phải là quần thể.
- Câu 52 : Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định;(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hoá;(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó là có lợi;(4) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm;(5) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể;(6) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.Có mấy thông tin nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên ?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 53 : Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao chịu sự chi phối bởi 4 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST thường theo kiểu tương tác cộng gộp.Thực hiện phép lai giữa hai cây P: AaBbddEe x AABbddEe. Tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời con là
A 1 : 4 : 6: 4 : 1.
B 1 : 6 : 15 : 15 : 6 : 1.
C 9 : 3 : 3: 1.
D 1 : 5 : 10 : 10 : 5 : 1.
- Câu 54 : Cho các thông tin sau:(1) Sử dụng enzim cắt giới hạn để cắt gen cần chuyển và mở plasmit;(2) Tách ADN chứa gen cần chuyển ra khỏi tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào nhận;(3) Sử dụng enzim ligaza để nối gen cần chuyển vào plasmit;(4) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp;(5) Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận;(6) Tạo điều kiện để dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp được biểu hiện và thu nhận sản phẩm.Trình tự các bước trong kĩ thuật cấy gen là:
A (2) → (1) → (3) → (4) → (5) → (6).
B (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6).
C (2) → (1) → (3) → (5) → (4) → (6)
D (1) → (2) → (3) → (5) → (4) → (6).
- Câu 55 : 100 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen thực hiện giảm phân bình thường, trong đó có 70 tế bào giảm phân có hoán vị. Tần số hoán vị gen trong trường hợp này là
A 7%.
B 35%.
C 17,5%
D 30%.
- Câu 56 : Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn, đỏ; 21% hạt tròn, trắng; 12% hạt dài, đỏ; 4% hạt dài, trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là
A A = 0,6; a =0,4; B = 0,7; b =0,3.
B A = 0,5; a =0,5; B = 0,6; b =0,4.
C A = 0,6; a =0,4; B = 0,5; b =0,5.
D A = 0,7; a =0,3; B = 0,6; b =0,4.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen