Trắc nghiệm Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quan...
- Câu 1 : Mở đầu đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt là cuộc đối thoại giữa:
A. Hồn Trương Ba và cái Gái.
B. Hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
C. Hồn Trương Ba và Đế Thích.
D. Hồn Trương Ba và vợ Trương Ba.
- Câu 2 : Tác phẩm nào sau đây không phải của Lưu Quang Vũ?
A. Nàng Xi-ta
B. Con rồng tre
C. Sống mãi tuổi 17
D. Nếu anh không đốt lửa
- Câu 3 : Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, thái độ và hành động của Hồn Trương Ba có sự thay đổi như thế nào?
A. Lúc đầu tra vấn xác anh hàng thịt sau chuyển sang thành người bị xác anh hàng thịt tra vấn.
B. Lúc đầu đối thoại rồi chuyển sang tranh luận và cuối cùng là kết tội xác anh hàng thịt.
C. Lúc đầu giận dữ, quát tháo sau dần đuối lí, bất lực và tuyệt vọng.
D. Lúc đầu bình tĩnh, ôn hòa sau bất bình, giận dữ.
- Câu 4 : Nghệ thuật đặc sắc của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là:
A. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
B. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại giữa các nhân vật.
C. Nghệ thuật dựng đối thoại nhân vật.
D. Nghệ thuật tả cảnh.
- Câu 5 : Đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt góp phần phê phán điều gì?
A. Những mộng tưởng của con người về thuốc trường sinh bất tử.
B. Những việc làm sai trái của tầng lớp thần tiên.
C. Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
- Câu 6 : Điền tiếp vế còn thiếu trong nhận xét sau sao cho hợp lý nhất về ý nghĩa vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt: “Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt………..”.
A. Đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về xã hội và con người với ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
B. Là tác phẩm mang dấu ấn chính trị sâu sắc.
C. Mang lại tiếng cười hóm hỉnh.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
- Câu 7 : Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ra mắt công chúng vào năm nào?
A. 1981
B. 1984
C. 1986
D. 1982
- Câu 8 : Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, cái chết của cu Tị có vai trò gì đối với sự phát triển của xung đột kịch?
A. Mở ra giải pháp để giải quyết xung đột kịch.
B. Buộc nhân vật phải có sự lựa chọn dứt khoát và đẩy nhanh diễn biến kịch đến chỗ mở nút.
C. Tạo điều kiện để nhân vật Trương Ba thay đổi hình dáng, số phận.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
- Câu 9 : Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, thái độ của nhân vật xác anh hàng thịt trong cuộc đối thoại với Hồn Trương Ba như thế nào?
A. Khinh bỉ, coi thường.
B. Giễu cợt, tự đắc.
C. Đe dọa, uy hiếp.
D. Nhường nhịn, van xin.
- Câu 10 : Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết dựa trên:
A. Một câu chuyện dân gian nhưng đã có những thay đổi khá cơ bản.
B. Nội dung một vở kịch của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
C. Một câu chuyện có thật ngoài đời.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
- Câu 11 : Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về chiều sâu triết lý của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
A. Phải biết đấu tranh vì sự sống còn của bản thân.
B. Nếu có cơ hội được sống lại, hãy tận dụng.
C. Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Hạnh phúc chân chính của con người là được sống chân thật với chính mình và với mọi người.
D. Hãy tồn tại bằng bất cứ giá nào.
- Câu 12 : Câu nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.” là của nhân vật nào trong tác phẩm?
A. Đế Thích
B. Xác anh hàng thịt
C. Hồn Trương Ba
D. Chị Lụa
- Câu 13 : Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất khi nói về nhân vật Trương Ba?
A. Người làm vườn - người chồng, người bố, người ông hiền hậu, cao quý.
B. Người sống dựa dẫm vào con cháu.
C. Người chồng, người cha vũ phu.
D. Người nông dân thiển cận, ít suy nghĩ.
- Câu 14 : Ý nào sau đây miêu tả đúng nhất về anh hàng thịt trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
A. Người gầy còm, tính nhút nhát.
B. Người học rộng biết nhiều.
C. Thân xác thô kệch, tính cách thô thiển.
D. Người đàn ông nhân hậu.
- Câu 15 : Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích ở cuối đoạn trích, toát lên ý nghĩa gì?
A. Người và thần tiên luôn luôn bất đồng quan điểm sống.
B. Cuộc nói chuyện giữa người thường và thần tiên.
C. Cuộc tranh luận về sự sống và cái chết.
D. Khát vọng sống đẹp, khát vọng tự giải phóng cho tâm hồn thanh cao của Hồn Trương Ba. Đó là khát vọng tự hoàn thiện nhân cách.
- - Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
- - Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiết 1
- - Trắc nghiệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- - Trắc nghiệm Tuyên ngôn Độc lập - Phần Tác giả - Ngữ văn 12
- - Trắc nghiệm Khái quát VHVN từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Bài viết số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiếp theo - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ) - Ngữ Văn 12