Đề ôn tập Địa lý nông nghiệp Địa lý 12 năm 2021 -...
- Câu 1 : Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ:
A. Mỗi cơ cấu sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.
B. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ.
C. Người sản xuất chỉ quan tâm nhiều tới sản lượng.
D. Người nông dân quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
- Câu 2 : Ý nào sau đây không đúng với đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa?
A. Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa.
B. Năng suất lao động cao.
C. Người sản xuất không quan tâm nhiều đến lợi nhuận.
D. Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc.
- Câu 3 : Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là
A. Chăn nuôi gia súc lớn.
B. nuôi trồng thủy sản.
C. Thâm canh, tăng vụ.
D. Cây trồng ngắn ngày.
- Câu 4 : Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào hoạt động nào?
A. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Hoạt động công nghiệp.
C. Hoạt động dịch vụ.
D. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
- Câu 5 : Xu hướng phát triển chung của kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là gì?
A. Nông lâm ngư nghiệp là hoạt động chính và ngày càng có vai trò quan trọng.
B. Các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn.
C. Cơ cấu kinh tế nông thôn rất đa dạng nhưng kinh tế trang trại là mô hình quan trọng nhất.
D. Mô hình kinh tế hộ gia đình đang trở thành mô hình kinh tế chính ở nông thôn.
- Câu 6 : Đâu là khó khăn chính của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta
A. Nhiều thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi.
B. Khí hậu phân hóa đa dạng.
C. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.
D. Địa hình ¾ là đồi núi.
- Câu 7 : Ý nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Đẩy mạnh thâm canh,chuyên môn hóa
B. Năng suất lao động và năng suất cây trồng, vật nuôi thấp
C. Nông nghiệp mang tính chất tự cấp tự túc.
D. Sử dụng nhiều người,công cụ thủ công
- Câu 8 : Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ yếu tố nào?
A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
- Câu 9 : Trong cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính, hộ chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành nào?
A. Dịch vụ.
B. Nông-lâm-thủy sản.
C. Công nghiệp-xây dựng.
D. Hộ khác.
- Câu 10 : Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ trong nông nghiệp của nước ta hiện nay được biểu hiện ở việc gì?
A. Hình thành các vùng chuyên canh
B. Thay đổi cơ cấu mùa vụ
C. Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp
D. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
- Câu 11 : Từ 2001 đến 2006, cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính có sự thay đổi theo hướng nào?
A. Tăng tỉ lệ hộ công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, hộ khác và giảm tỉ lệ hộ nông-lâm -ngư nghiệp.
B. Tăng tỉ lệ hộ nông-lâm -ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng, và giảm tỉ lệ hộ dịch vụ, hộ khác.
C. Tăng tỉ lệ hộ dịch vụ, hộ khác và giảm tỉ lệ hộ nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng.
D. Tăng tỉ lệ hộ công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, và giảm tỉ lệ hộ nông-lâm -ngư nghiệp, hộ khác.
- Câu 12 : Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa mùa vụ trong nông nghiệp nước ta?
A. Sự phân hóa đất đai
B. Sự phân hóa độ cao địa hình
C. Sự phân hóa nguồn nước
D. Sự phân hóa khí hậu
- Câu 13 : Đặc trưng không đúng của nền nông nghiệp cổ truyền
A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.
C. Trình độ thâm canh cao.
D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
- Câu 14 : Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta
A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
B. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp nhiệt đới và ôn đới.
C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
- Câu 15 : Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp hiện đại
A. phần lớn sản phẩm đáp ứng nhu cầu tại chỗ
B. sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá
C. sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc
D. năng suất lao động cao
- Câu 16 : Về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp như thế nào?
A. cận xích đạo.
B. cận nhiệt đới.
C. nhiệt đới.
D. ôn đới.
- Câu 17 : Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền nước ta là gì?
A. sử dụng nhiều máy móc hiện đại.
B. gắn liền với công nghiệp chế biến.
C. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
D. phát triển ở những vùng gần trục giao thông.
- Câu 18 : Mục đích sản xuất của nền nông nghiệp hàng hóa là gì?
A. đa dạng hóa nông phẩm.
B. tạo ra nhiều nông sản.
C. tạo ra nhiều việc làm.
D. tạo ra nhiều lợi nhuận.
- Câu 19 : Việc xác định các sản phẩm chuyên môn hóa trong nông nghiệp chủ yếu dựa vào yếu tố nào?
A. Nhu cầu thị trường.
B. điều kiện tự nhiên.
C. giá trị sản phẩm.
D. nhu cầu tại chỗ.
- Câu 20 : Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa đã tác động đến sản xuất nông nghiệp biểu hiện ở đặc điểm nào?
A. sự phân mùa khí hậu.
B. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp.
C. tính mùa vụ của sản xuất.
D. lượng mưa theo mùa.
- Câu 21 : Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta được khai thác tốt hơn nhờ điều gì?
A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
- Câu 22 : Đặc điểm không đúng với nền nông nghiệp hiện đại ở nước ta hiện nay là gì?
A. Hình thành vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.
B. Sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
C. Nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường.
D. Sản phẩm tạo ra để tiêu dùng tại chỗ.
- Câu 23 : Đặc điểm nào sau đây không thể hiện nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:
A. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.
B. Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến thực phẩm.
D. Đẩy mạnh sản xuất cây lâu năm.
- Câu 24 : Biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là gì?
A. khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.
B. đẩy mạnh sản xuất theo lối quảng canh.
C. sản lượng cây trồng vật nuôi luôn biến động.
D. tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.
- Câu 25 : Đâu là khó khăn chính của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta?
A. Nhiều thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi.
B. Khí hậu phân hóa đa dạng.
C. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.
D. Địa hình ¾ là đồi núi.
- Câu 26 : “Mùa nào thức nấy”, câu ca dao trên thể hiện điều gì?
A. sự phân hóa khí hậu có ảnh hưởng cơ bản đến cơ cấu mùa vụ
B. mỗi loại nông sản chỉ sản xuất được một vụ trong năm.
C. sự phân mùa khí hậu ảnh hưởng đến năng suất, khối lượng nông sản.
D. sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp chủ yếu để thích nghi với sự thay đổi của khí hậu.
- Câu 27 : Biện pháp để đảm bảo lương thực tại chỗ trong những năm qua ở trung du và vùng núi của Việt Nam là gì?
A. Sản xuất lương thực ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
B. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.
C. Tiến hành chuyên môn hoá cây trồng.
D. Tiến hành thâm canh tăng vụ.
- Câu 28 : Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta, nguyên nhân cơ bản là do đâu?
A. Nền nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, trình độ thấp
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
C. Thiên nhiên nước ta thất thường, nhiều thiên tai
D. Hoạt động nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nước ta
- Câu 29 : Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là gì?
A. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
B. phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế.
C. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
D. khai hoang mở rộng diện tích.
- Câu 30 : Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt là gì?
A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Câu 31 : Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn ở nước ta là gì?
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
B. trồng nhiều cây hoa màu.
C. khai hoang mở rộng diện tích.
D. phát triển mô hình vườn - ao - chuồng (V.A.C).
- Câu 32 : Nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính thời vụ trong nông nghiệp là gì?
A. địa hình.
B. giống cây trồng, vật nuôi.
C. đất.
D. khí hậu.
- Câu 33 : Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động như thế nào?
A. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.
B. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
C. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
D. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
- Câu 34 : Để hạn chế tác hại của thiên tại sâu bệnh, hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững ở nước ta, biện pháp hợp lí nhất là gì?
A. điều chỉnh thời vụ gieo trồng thích hợp.
B. cung cấp đủ lượng nước tưới.
C. kịp thời sử dụng hóa chất trừ sâu, diệt cỏ.
D. chọn lựa các giống cây trồng ngắn ngày.
- Câu 35 : Nguyên nhân Việt Nam có thể phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm và áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là do đâu
A. Khí hậu phân hóa đa dạng, có mùa đông lạnh
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng bức xạ và lượng mưa dồi dào
C. Địa hình và đất trồng phân hóa đa dạng
D. Nguồn nước và sinh vật phong phú, nhiều loài bản địa có giá trị
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)