Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 11 năm 201...
- Câu 1 : Hiện tượng nào sau đây là kiểu ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học?
A. Thân cây đậu cô ve quấn quanh cọc rào
B. Nở hoa
C. Đóng mở khí khổng của lá
D. Thức ngủ của lá
- Câu 2 : Cho các ví dụ ứng động sau:
(1) Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.
(2) Hoa nghệ tây nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ.
(3) Khi va chạm, lá cây trinh nữ cụp lại.
(4) Vận động bắt mồi của cây gọng vó.
Có bao nhiêu ví dụ thuộc ứng động không sinh trưởng?A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
- Câu 3 : Vì sao trong chùy xinap có rất nhiều ti thể?
A. Vì chùy xinap cần nhiều năng lượng để tái tổng hợp lại chất trung gian hóa học
B. Vì chùy xinap cần nhiều năng lượng để lập lại trạng thái điện thế nghỉ để tiếp nhận và lan truyền xung thần kinh
C. Vì chùy xinap cần nhiều chất hóa học do ti thể tạo ra để tái tổng hợp lại chất trung gian hóa học
D. Vì chùy xinap cần nhiều năng lượng để hút các chất trung gian hóa học từ màng sau trở lại chùy xinap
- Câu 4 : Khi bị một chiếc kim nhọn châm vào thân, cung phản xạ của thủy tức xảy ra như thế nào?
A. Kích thích \(\Rightarrow \)tế bào cảm giác\(\Rightarrow \) mạng lưới hạch thần kinh \(\Rightarrow \) tế bào biểu mô cơ \(\Rightarrow \)cơ thể co rút tránh kích thích
B. Kích thích \(\Rightarrow \)tế bào biểu mô cơ \(\Rightarrow \) mạng lưới thần kinh \(\Rightarrow \)tế bào cảm giác \(\Rightarrow \) cơ thể co rút tránh kích thích
C. Kích thích \(\Rightarrow \)tế bào biểu mô cơ \(\Rightarrow \) trung ương thần kinh \(\Rightarrow \) tế bào cảm giác \(\Rightarrow \) cơ thể co rút tránh kích thích
D. Kích thích \(\Rightarrow \)tế bào cảm giác \(\Rightarrow \) mạng lưới thần kinh \(\Rightarrow \) tế bào biểu mô cơ \(\Rightarrow \) cơ thể co rút tránh kích thích
- Câu 5 : Vì sao xung thần kinh trong cung phản xạ chỉ lan truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng?
A. Vì lan truyền xung thần kinh trong cung phản xạ là lan truyền trên sợi trục thần kinh, mà lan truyền trên sợi trục thần kinh chỉ lan truyền một chiều từ giữa sợi trục đến cuối sợi trục nơron
B. Vì lan truyền xung thần kinh trong cung phản xạ là lan truyền xung thần kinh qua xinap, mà xung thần qua xinap chỉ lan truyền một chiều từ màng sau xinap tới màng trước xinap
C. Vì lan truyền xung thần kinh trong cung phản xạ là lan truyền trên sợi trục thần kinh, mà lan truyền trên sợi trục thần kinh chỉ lan truyền một chiều từ giữa sợi trục đến thân nơron
D. Vì lan truyền xung thần kinh trong cung phản xạ là lan truyền xung thần kinh qua xinap, mà xung thần qua xinap chỉ lan truyền một chiều từ màng trước xinap tới màng sau xinap
- Câu 6 : Hướng động là gì?
A. Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định
B. Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ nhiều hướng
C. Là hình thức phản ứng của sinh vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định
D. Là hình thức phản ứng của sinh vật đối với tác nhân kích thích từ nhiều hướng
- Câu 7 : Trong y học, khi tiến hành đại phẫu hay tiểu phẫu, bác sĩ thường sử dụng thuốc mê gây mê toàn phần hoặc thuốc tê gây tê cục bộ. Tác dụng của thuốc mê, thuốc tê trong phẫu thuật là:
A. Giúp bệnh nhân an thần, giảm lo sợ cho bệnh nhân khi phẫu thuật
B. Ức chế thần kinh trung ương làm mất cảm giác tạm thời toàn thân hoặc ức chế dây thần kinh cảm giác tạm thời mất cảm giác nơi tiếp xúc thuốc
C. Giúp giảm đau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ ít đau hơn sau phẫu thuật
D. Làm bệnh nhân đi sâu vào giấc ngủ, bác sĩ phẫu thuật thuận lợi
- Câu 8 : Cho các kiểu hướng động sau:
(1) Hướng sáng. (2) Hướng hóa. (3) Hướng trọng lực âm.(4) Hướng nước. (5) Hướng tiếp xúc.Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ để vươn lên cao, đó là kết quả của kiểu hướngA. (2), (5)
B. (5)
C. (1), (2), (3), (4), (5)
D. (1), (3), (5)
- Câu 9 : Về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên
B. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng
C. Do các tế bào thần kinh trong hạch thần kinh nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường
D. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới
- Câu 10 : Một kích thích ở đầu ngón chân làm chân co lại, tính thời gian lan truyền xung thần kinh . Biết bộ phận phân tích tổng hợp kích thích nằm ở vỏ não, chiều cao của người này là 1,6m, tốc độ lan truyền xung thần kinh là 100m/s
A. 0.032s
B. 0.016s
C. 0,16s
D. 0,32s
- Câu 11 : Khi chất trung gian hóa học gắn vào các thụ thể nằm ở màng sau Xinap sẽ làm cho màng sau:
A. Rơi vào trạng thái trơ tuyệt đối
B. Xuất hiện điện thế nghỉ
C. Xuất hiện điện thế hoạt động
D. Không thay đổi tính thấm
- Câu 12 : Khi tìm hiểu về điện sinh học và sự lan truyền xung thàn kinh trên sợi trục thần kinh, một số học sinh đưa các nhận định sau:
1- Khi xung thần kinh lan truyền trên sợi trục thì lan truyền theo một chiều không quay trở lại do xung thần kinh vừa đi qua rơi vào trạng thái trơ tuyệt đối.
2- Khi ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm thì tế bào thần kinh sẽ tiếp nhận kích thích, hình thành và lan truyền xung thần kinh.
3- Nếu kích thích giữa sợi trục thì xung thần kinh sẽ lan truyền theo 2 chiều kể từ vị trí xảy ra kích thích.
4- Lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin sẽ nhanh hơn và tiêu tốn ít năng lượng hợn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi trục trần
Có mấy nhận định không chính xác?A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
- Câu 13 : Ứng động và hướng động khác nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Khả năng phản ứng của thực vật
B. Sự sinh trưởng dãn dài của tế bào
C. Số lượng tác nhân kích thích
D. Hướng của tác nhân kích thích
- Câu 14 : Làm cho cơ quan sinh trưởng uốn cong về phía nguồn kích thích là biểu hiện của kiểu hướng động nào sau đây?
A. Hướng động dương
B. Hướng sáng
C. Hướng hóa
D. Hướng tiếp xúc
- Câu 15 : Chiều hướng tiến hóa trong tổ chức thần kinh ở động vật:
A. Chưa có hệ thần kinh → hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng ống
B. Chưa có hệ thần kinh → hệ thần kinh dạng ống → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng lưới
C. Chưa có hệ thần kinh → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng ống
D. Chưa có hệ thần kinh → hệ thần kinh dạng lưới → hệ thần kinh dạng ống → hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- Câu 16 : Cho các đặc điểm sau:
1- Hệ thần kinh được cấu tạo từ 2 phần rõ rệt: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
2- Hệ thần kinh gồm các hạch thần kinh và các dây thần kinh.
3- Phần lớn các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành trung ương thần kinh gồm não bộ và tủy sống.
4- Ống thần kinh năm dọc theo mặt bụng của động vật
5- Não bộ chia thành 5 phần với chức năng khác nhau: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, và hành não.
Có mấy đặc điểm đúng với hệ thần kinh dạng ống:A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
- Câu 17 : Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống:
A. Cào cào, mèo, sao biển, nhím
B. Thủy tức, cá heo, chó , châu chấu
C. Giun đất, đỉa, hải quỳ, mực ống
D. Ếch, cá sấu, gà, bò
- Câu 18 : Ứng động nở hoa thuộc kiểu ứng động nào?
A. Hóa ứng động
B. Nhiệt ứng động
C. Ứng động sinh trưởng
D. Quang ứng động
- Câu 19 :
Một nhóm học sinh nghiên cứu cung phản xạ : Kim nhọn đâm vào ngón tay→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy →ngón tay co lại. Sau đó các em học sinh đưa ra các nhận định sau:
1- Học sinh 1: Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ quan đau ở tay.
2- Học sinh 2: Đây là phản xạ không điều kiện.
3- Học sinh 3: Đây là phản xạ có điều kiện.
4- Học sinh 4: Bộ phận thực hiện phản xạ là cơ ngón tay.
5- Học sinh 5: Ngón tay là bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động.
Nhận định của học sinh nào là không chính xác:A. 2, 5
B. 3, 4, 5
C. 3, 5
D. 1, 2, 4
- Câu 20 : Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của các kiểu ứng động nào?
A. Nhiệt ứng động và thủy ứng động
B. Ứng động tổn thương
C. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động
D. Quang ứng động và điện ứng động
- Câu 21 : Trong quá trình hình thành điện thế hoạt động của mực ống, giai đoạn đảo cực có đặc điểm:
A. Màng ngoài tích điện dương, màng trong tích điện âm
B. Ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm
C. Ngoài màng tích điện âm, trong màng tích điện dương
D. Màng ngoài tích điện âm, màng trong tích điện dương
- Câu 22 : Ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các hạch phân bố như thế nào?
A. Rải rác khắp cơ thể
B. Nằm dọc theo lưng và bụng
C. Nằm dọc theo lưng
D. Nằm dọc theo chiều dài cơ thể
- Câu 23 : Sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng khi tế bào nghỉ ngơi hoặc kích thích chưa tới ngưỡng, ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm, gọi là:
A. Điện thế khi tái phân cực
B. Điện thế nghỉ
C. Điện thế hoạt động
D. Điện thế khi mất phân cực
- Câu 24 : Ứng động là gì?
A. Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích định hướng
B. Là hình thức phản ứng của sinh vật trước tác nhân kích thích không định hướng
C. Là hình thức phản ứng của sinh vật trước tác nhân kích thích định hướng
D. Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
- Câu 25 : Khi nói đến điện thế hoạt động, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau theo thứ tự: tái phân cực → đảo cực →mất phân cực
B. Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau theo thứ tự: mất phân cực → đảo cực →tái phân cực
C. Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau theo thứ tự: đảo cực → mất phân cực →tái phân cực
D. Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau theo thứ tự: đảo cực → tái phân cực →mất phân cực
- Câu 26 : Đối với hướng động ở thân và rễ, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Thân hướng trọng lực âm, rễ hướng sáng âm
B. Thân hướng hóa âm, rễ hướng hóa dương
C. Thân hướng hóa dương, rễ hướng hóa âm
D. Thân hướng sáng dương, rễ hướng trọng lực âm
- Câu 27 : Cô đặt tình huống: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt. Bạn có hành động như thế nào?
- Bạn A: Em sẽ bỏ chạy.
- Bạn B: Em sẽ tìm cành cây hay nhặt hòn đá gần đó để tự vệ.
- Bạn C: Em sẽ leo lên cái cây gần nhất để tránh.
- Bạn D: Em sẽ đứng im.
Dựa vào hành động của các bạn trên hãy chọn kết luận chính xác về phản xạ trên:A. Đây là phản xạ có điều kiện và phản xạ đặc trưng cho loài
B. Đây là phản xạ có điều kiện, và phản xạ đặc trưng cho từng cá thể
C. Đây là phản xạ không điều kiện, và phản xạ đặc trưng cho từng loài
D. Đây là phản xạ không điều kiện, và phản xạ đặc trưng cho từng cá thể
- Câu 28 : Khi bị kim châm vào phần đầu, đỉa sẽ phản ứng như thế nào?
A. Chỉ co chỗ bị châm của phần đầu
B. Co toàn thân
C. Co toàn bộ phần đầu
D. Co phần đầu và phần thân
- Câu 29 : Xinap là:
A. Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến …)
B. Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau
C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ
D. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến
- Câu 30 : Cảm ứng của cơ bắp khi tách khỏi cơ thể có được coi là phản xạ không?
A. Không, Vì cử động này không có sự tham gia của hệ thần kinh
B. Có, vì khi kích thích cơ vẫn co
C. Có, vì đó là một bộ phận của cơ thể
D. Không, vì cử động khi bị tách rời là quá yếu
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước